Tem kiểm tra cấp cho xe máy chuyên dùng hiện nay đang sử dụng theo mẫu nào? Tem kiểm tra cần được dán vào vị trí nào của xe?
Tem kiểm tra xe máy chuyên dùng là loại tem như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 89/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT) quy định về tem kiểm tra đối với xe máy chuyên dùng như sau:
Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ sử dụng trong Thông tư này bao gồm:
...
5. Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
6. Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe trong khai thác sử dụng (sau đây viết tắt Giấy CNAT) là chứng chỉ xác nhận xe đã được kiểm tra và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
7. Tem kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe trong khai thác sử dụng (sau đây viết tắt là Tem kiểm tra) là biểu trưng cấp cho xe đã được cấp Giấy CNAT và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm tra.
8. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe.
9. Thẩm định thiết kế là việc xem xét, kiểm tra đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiết kế sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành nhằm đảm bảo cho các sản phẩm được sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
...
Theo đó, tem kiểm tra là ghi tắt của tem kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe trong khai thác sử dụng.
Đây là biểu trưng cấp cho xe đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm tra.
Tem kiểm tra cấp cho xe máy chuyên dùng hiện nay đang sử dụng theo mẫu nào? (hình từ Internet)
Tem kiểm tra cấp cho xe máy chuyên dùng hiện nay đang sử dụng theo mẫu nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-BGTVT) quy định về hiệu lực Giấy chứng nhận an toàn như sau:
Nội dung kiểm tra
...
4. Cấp Giấy CNAT, Tem kiểm tra
a) Xe kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định thì được cấp: Giấy CNAT và Tem kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII và Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy CNAT và Tem kiểm tra được in từ phần mềm Quản lý xe máy chuyên dùng;
b) Thời hạn hiệu lực của Giấy CNAT, Tem kiểm tra quy định tại điểm a khoản này là 12 tháng. Giấy CNAT và Tem kiểm tra phải có cùng một seri;
c) Giấy CNAT, Tem kiểm tra quy định tại điểm a khoản này hết hiệu lực khi: Nội dung Giấy CNAT không phù hợp với thông số kỹ thuật thực tế của Xe; Xe được cấp Giấy CNAT mới; đã có khai báo mất của Chủ xe; đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị kiểm tra; Xe bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; bị hư hỏng, rách nát;
d) Giấy CNAT, Tem kiểm tra cấp tại điểm a khoản này khi bị mất, bị hỏng chỉ cấp lại sau khi Xe đã được kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 20 của Thông tư này. Khi thay đổi chủ sở hữu hoặc chuyển vùng thì Giấy CNAT, Tem kiểm tra vẫn còn giá trị theo thời hạn hiệu lực.
Dẫn chiếu Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về mẫu tem kiểm tra như sau:
Như vậy, tem kiểm tra đối với xe máy chuyên dùng hiện nay đang sử dụng mẫu tem theo Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư 89/2015/TT-BGTVT nêu trên.
Tem kiểm tra có hình elíp, kích thước: 114 mm x 87 mm; vành ngoài màu trắng, chữ xanh. Phần trong vân nền màu vàng cam, giữa tâm là logo Cục Đăng kiểm Việt Nam; số sêri là số nhảy in màu đỏ, các chữ còn lại in màu đen; trong hình bầu dục có nền màu vàng cam, in chữ số của tháng và năm đến hạn kiểm tra.
Tem kiểm tra có hiệu lực sử dụng trong 12 tháng. Giấy chứng nhận an toàn và Tem kiểm tra dành cho xe máy chuyên dùng phải có cùng một seri.
Chủ xe máy chuyên dùng phải dán tem kiểm tra ở vị trí nào của xe?
Căn cứ khoản 5 Điều 28 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của chủ xe như sau:
Trách nhiệm của Chủ xe
1. Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Xe giữa hai kỳ kiểm tra;
2. Không được làm giả, tẩy xóa, sửa chữa các chứng chỉ an toàn đã được cấp;
3. Cung cấp các thông tin cần thiết có liên quan tới nội dung kiểm tra, nội dung quản lý hành chính, quản lý thông số kỹ thuật của Xe, kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các Đơn vị kiểm tra;
4. Nộp lại Giấy CNAT và Tem kiểm tra khi có thông báo thu hồi của Đơn vị kiểm tra;
5. Giấy CNAT được giao cho chủ xe để xuất trình khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng. Tem kiểm tra Xe được giao cho chủ xe để dán vào mặt trong của kính chắn gió phía trước hoặc vị trí dễ quan sát và khó bị hư hỏng. Mặt in chữ số tháng, năm hết hạn hướng ra ngoài và đảm bảo dễ quan sát từ phía trước.
Theo đó, tem kiểm tra Xe được giao cho chủ xe để dán vào mặt trong của kính chắn gió phía trước hoặc vị trí dễ quan sát và khó bị hư hỏng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?