Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam khi ra khơi có bắt buộc phải treo cờ không? Nếu có thì phải treo như thế nào?
Tàu thuyền là gì? Treo cờ đối với tàu thuyền Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tàu thuyền như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ."
Theo Điều 16 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về treo cơ đối với tàu thuyền như sau:
"Điều 16. Treo cờ đối với tàu thuyền
1. Tàu biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tàu thuyền khác khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam khi muốn treo cờ hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thực hiện theo quy định.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải treo cờ (tức Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xử lý hành vi vi phạm về treo cờ đối với tàu thuyền Việt Nam như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 7 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc treo Quốc kỳ Việt Nam không đúng quy định của tàu thuyền Việt Nam.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc treo Quốc kỳ Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, trường hợp bạn có thuyền đánh cá nhưng bạn không treo cờ hoặc treo cờ không đúng thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả như trên đã đề cập. Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (khoản 2 Điều 3 Nghị định này).
Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam khi ra khơi có bắt buộc phải treo cờ không? Nếu có thì phải treo như thế nào?
Treo cờ đối với tàu thuyền Việt Nam được thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 61 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về việc treo cờ đối với tàu thuyền như sau:
- Việc treo cờ của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển được thực hiện như sau:
+ Tàu thuyền Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
+ Tàu thuyền nước ngoài treo Quốc kỳ trên đỉnh cột cao nhất của tàu thuyền;
+ Hàng ngày, Quốc kỳ trên tàu thuyền được kéo lên vào lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn. Về mùa đông, những ngày có sương mù, Quốc kỳ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được. Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định khi tàu thuyền vào, rời cảng, khi gặp tàu quân sự hoặc khi hai tàu Việt Nam nhìn thấy nhau;
+ Vào ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khi có người đứng đầu Đảng, Nhà nước đến thăm cảng, tất cả tàu thuyền đang neo, đậu trong khu vực cảng biển đều phải treo cờ lễ theo chỉ dẫn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;
+ Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thông báo trước và thực hiện theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải;
+ Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể miễn trách nhiệm treo Quốc kỳ cho một số phương tiện thủy thô sơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển.
- Quy định treo cờ trên tàu biển Việt Nam:
+ Trong các ngày lễ lớn, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước và cột chính; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái, cột mũi treo cờ hiệu của chủ tàu (nếu có). Việc trang trí cờ hiệu không được gây ảnh hưởng đến hoạt động bốc, dỡ hàng hóa của tàu. Trong các ngày lễ khác, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái. Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ của tàu thuyền;
+ Khi có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm tàu, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nêu trên đã rời khỏi tàu;
+ Trong những ngày lễ lớn hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu hành trình trên biển và trong điều kiện thời tiết cho phép, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm Quốc kỳ ở đỉnh cột chính;
+ Khi tàu neo đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang neo đậu;
+ Khi hành trình trong lãnh hải hoặc vào, rời hay neo, đậu trong vùng nước cảng biển nước ngoài, tàu phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột chính của tàu;
+ Quốc kỳ phải được treo ở trạng thái mở. Trong ngày quốc tang, Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ;
+ Việc kéo và hạ Quốc kỳ do thủy thủ trực ca thực hiện theo lệnh của sỹ quan trực ca boong.
Khi này, cờ sẽ được treo ở đỉnh cột phía lái, nếu thuyền không có cột phía lái thì cờ được treo ở đỉnh cột chính và hàng ngày được kéo lên vào lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn, còn mùa đông, những ngày có sương mù, cờ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được. Cờ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định khi tàu thuyền vào, rời cảng, khi gặp tàu quân sự hoặc khi hai tàu Việt Nam nhìn thấy nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng ra sao?
- Người đang là công chức có thể là nhân viên đại lý thuế hay không? Nhân viên đại lý thuế phải tốt nghiệp đại học các chuyên ngành nào?
- Nội dung chi phí quản lý nhà là tài sản công không sử dụng để ở đối với tổ chức quản lý kinh doanh nhà là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Mục đích xây dựng chi bộ 4 tốt? Kế hoạch xây dựng chi bộ 4 tốt? Tải về file word mẫu Kế hoạch xây dựng chi bộ 4 tốt mới nhất?
- Viên chức đang mang thai có thực hiện tinh giản biên chế không? Khi thực hiện tinh giản biên chế cần chú ý tuân theo những nguyên tắc nào?