Tập đoàn Dệt May Việt Nam có bao nhiêu thành viên Kiểm soát viên? Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm soát viên?
- Tập đoàn Dệt May Việt Nam có bao nhiêu thành viên Kiểm soát viên? Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm soát viên?
- Để trở thành Kiểm soát viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn gì?
- Kiểm soát viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam có phải báo cáo định kỳ theo yêu cầu của chủ sở hữu về tình hình Tập đoàn không?
Tập đoàn Dệt May Việt Nam có bao nhiêu thành viên Kiểm soát viên? Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm soát viên?
Căn cứ khoản 3 Điều 32 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ làm việc của Kiểm soát viên
...
3. VINATEX có ba (03) Kiểm soát viên:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm một (01) Kiểm soát viên tài chính;
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm hai (02) Kiểm soát viên chuyên ngành và giao cho một (01) Kiểm soát viên phụ trách chung lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc giữa các Kiểm soát viên.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có 03 Kiểm soát viên:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên tài chính;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm 02 Kiểm soát viên chuyên ngành và giao cho 01 Kiểm soát viên phụ trách chung lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc giữa các Kiểm soát viên.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam có bao nhiêu thành viên Kiểm soát viên? (Hình từ Internet)
Để trở thành Kiểm soát viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn gì?
Theo quy định tại Điều 31 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan theo quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp.
2. Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc kinh nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính của VINATEX từ ba (03) năm trở lên và tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ này.
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
Như vậy, để trở thành Kiểm soát viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan theo quy định tại Điểm a, c và điểm đ khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc kinh nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính của VINATEX từ 03 năm trở lên và tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ này.
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
Kiểm soát viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam có phải báo cáo định kỳ theo yêu cầu của chủ sở hữu về tình hình Tập đoàn không?
Căn cứ khoản 5 Điều 35 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 118/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ VINATEX và các quy định của chủ sở hữu trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của VINATEX và chủ sở hữu công ty.
3. Trung thành với lợi ích của VINATEX và chủ sở hữu VINATEX. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của chủ sở hữu và quy định của VINATEX. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của VINATEX. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của VINATEX; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của VINATEX để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Phải thường xuyên nắm bắt tình hình, thu thập thông tin và thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho chủ sở hữu về các doanh nghiệp mà Kiểm soát viên và người có liên quan của Kiểm soát viên làm chủ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của VINATEX.
5. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của chủ sở hữu về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của VINATEX và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
6. Chủ động báo cáo và khuyến nghị kịp thời tới chủ sở hữu về những hoạt động bất thường, trái với pháp luật và các quy định của chủ sở hữu; chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan và Điều lệ này.
Như vậy, Kiểm soát viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện báo cáo định kỳ theo yêu cầu của chủ sở hữu về tình hình hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của Tập đoàn và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?