Hoãn phiên tòa hình sự sơ thẩm trong những trường hợp nào? Những người nào có quyền kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm?
Hoãn phiên tòa hình sự sơ thẩm trong những trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về các trường hợp được hoãn phiên tòa hình sự sơ thẩm, cụ thể:
Hoãn phiên tòa
1. Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Như vậy, các trường hợp hoãn phiên tòa được xác định như sau:
- Có một trong các căn cứ như sau:
+ Phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa (khoản 2 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015);
+ Phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa (Điều 53 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
+ Không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế (Điều 288 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015);
+ Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế (Điều 289 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
+ Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan (Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015);
+ Người bào chữa vắng mặt (Điều 291 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015);
+ Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt (Điều 292 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015);
+ Người làm chứng vắng mặt (Điều 293 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015);
+ Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt (Điều 294 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015);
+ Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế (Điều 295 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
- Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa.
- Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
- Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trong đó, quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên.
Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định (theo quy định tại khoản 4 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
Tạm hoãn phiên tòa hình sự sơ thẩm trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Những người nào có quyền kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm?
Căn cứ vào Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về những người có quyền kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm như sau:
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Đồng thời, phạm vi kháng cáo cũng được quy định song song cùng với quyền kháng cáo của các chủ thể nêu trên (mỗi chủ thể kháng cáo có phạm vi và giới hạn kháng cáo riêng). Và Tòa án cấp phúc thẩm sẽ căn cứ vào nội dung kháng cáo đó để xét xử.
Tòa án xét xử phúc thẩm có được xem xét các quyết định không bị kháng cáo không?
Căn cứ vào Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm như sau:
Phạm vi xét xử phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
Về thủ tục kháng cáo, thời hạn kháng cáo, anh có thể kiểm tra thêm quy định tại Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?