Tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Chủ xe giao xe cho tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Ai có quyền xử phạt hành vi nhồi nhét hành khách vào ngày Tết của lái xe và chủ xe ô tô khách?
Tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
...
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
...
Theo quy định trên, tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng.
Đối với xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thì tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng.
Tài xé lái xe ô tô khách vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu chở số người vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện.
Ngoài ra, tài xế vi phạm còn bị buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.
Nhồi nhét hành khách vào ngày Tết (Hình từ Internet)
Chủ xe giao xe cho tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c, điểm s khoản 17 Điều 2 và được sửa đổi bởi điểm đ khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm r khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
...
15. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
l) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d khoản 9; điểm a khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13; khoản 14 Điều này còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).
...
Theo đó, chủ xe giao xe cho tài xế lái xe ô tô khách nhồi nhét hành khách vào ngày Tết bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng.
Đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt tiền vi phạm hành chính là từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng.
Ngoài ra, trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của xe ô tô khách thì người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).
Ai có quyền xử phạt hành vi nhồi nhét hành khách vào ngày Tết của lái xe và chủ xe ô tô khách?
Căn cứ theo điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 và được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
..
đ) Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;
...
g) Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 35), Điều 36;
...
Như vậy, người có quyền xử phạt hành vi nhồi nhét hành khách vào ngày Tết của lái xe và chủ xe ô tô khách là cảnh sát giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?