Tại vị trí có lắp đặt biển báo tạm thời và biển báo cố định thì ưu tiên tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo nào?

Tại vị trí có lắp đặt biển báo tạm thời và biển báo cố định thì ưu tiên tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo nào? Khi lắp đặt biển báo tạm thời trên cột thì cần phải tuân thủ về khoảng cách ra sao? - Câu hỏi của chị Hằng (Bình Chánh).

Tại vị trí có lắp đặt biển báo tạm thời và biển báo cố định thì ưu tiên tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo nào?

Tại Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
...
4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Theo đó, tại vị trí có lắp đặt biển báo tạm thời và biển báo cố định thì ưu tiên tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo tạm thời.

Tại vị trí có lắp đặt biển báo tạm thời và biển báo cố định thì ưu tiên tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo nào?

Tại vị trí có lắp đặt biển báo tạm thời và biển báo cố định thì ưu tiên tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo nào? (Hình từ Internet)

Khi lắp đặt biển báo tạm thời thì có cần phải bố trí thêm biển phụ hay không?

Căn cứ Điều 18 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Biển báo giao thông có thông tin thay đổi, biển báo tạm thời
18.1. Biển báo giao thông có thông tin thay đổi (biển báo VMS): là biển báo điện tử có thể thay đổi thông tin trên cùng một mặt biển. Biển được sử dụng khi thông tin hiển thị trên biển báo cần phải thay đổi tùy theo tình huống giao thông. Tùy theo mục đích, thông tin trên biển có thể là chỉ dẫn, cấm, hiệu lệnh hoặc báo nguy hiểm và cảnh báo. Biển không được dùng để quảng cáo, sử dụng hình hoạt họa, nhấp nháy, các hình có tính chất di chuyển. Khi ở một vị trí đã có biển báo có thông tin tĩnh đồng thời lại có thêm biển báo có thông tin thay đổi mà hai biển này có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có thông tin thay đổi.
18.2. Thể hiện thông tin trên biển báo VMS
18.2.1. Thông tin trên biển báo có thể là chữ viết, hình vẽ hoặc ký hiệu phù hợp với ý nghĩa báo hiệu.
18.2.2. Khi thông tin hiển thị dạng chữ viết, không bố trí quá ba dòng chữ, mỗi dòng không quá 20 ký tự. Khoảng cách giữa các chữ, ký tự từ 25% - 40% chiều cao chữ. Khoảng cách giữa các từ trong dòng thông tin từ 75% - 100% chiều cao chữ. Khoảng cách giữa các dòng chữ từ 50% - 75% chiều cao chữ. Các thông tin phải là tiếng Việt đủ dấu. Chiều cao chữ tối thiểu là 450 mm cho các đường có tốc độ hạn chế tối đa từ 70 km/h trở lên và 300 mm với các tốc độ hạn chế tối đa dưới 70 km/h. Nội dung trên biển phải rõ ràng, chính xác.
18.2.3. Tỷ lệ bề rộng và chiều cao chữ từ 0,7 - 1,0; đối với kiểu chữ nén có thể giảm tỷ lệ này xuống giá trị nhỏ nhất là 0,2.
18.2.4. Độ sáng của biển báo điện tử phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và phải được nhìn rõ vào ban ngày và ban đêm. Chữ phải sáng trên nền đen hoặc trên nền tối hơn.
18.2.5. Chữ màu đỏ thể hiện thông tin cấm, chữ màu vàng thể hiện thông tin cảnh báo, chữ màu trắng thể hiện các thông tin hiệu lệnh, chữ màu xanh lam dùng để cung cấp thông tin chỉ dẫn, chữ màu da cam để thể hiện hiệu lệnh tạm thời, chữ màu hồng huỳnh quang thể hiện sự điều tiết giao thông theo điều kiện khai thác thực tế, và màu vàng - xanh lá cây huỳnh quang cho người đi xe đạp, đi bộ.
18.2.6. Mỗi thông tin không được quá hai câu. Mỗi câu không được quá ba dòng chữ trên biển. Câu phải rõ nghĩa, dễ hiểu và không gây hiểu nhầm.
18.2.7. Nội dung thông tin được hiển thị tức thì, không sử dụng các hiệu ứng như: nhấp nháy, mờ dần hoặc rõ dần, cuốn trượt ngang, trượt dọc, hoạt họa.
18.3. Biển có tính chất tạm thời: là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường. Khi mà biển tạm có ý nghĩa khác nhau với biển đã có thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời, khi đó biển báo bố trí biển phụ ghi chữ “TẠM THỜI”.

Như vậy, khi lắp đặt biển báo tạm thời thì có cần phải bố trí biển phụ ghi chữ “TẠM THỜI”.

Khi lắp đặt biển báo tạm thời trên cột thì cần phải tuân thủ về khoảng cách như thế nào?

Tại Điều 20 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
20.1. Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
20.2. Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
20.3. Trường hợp biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.

Khi lắp đặt biển báo tạm thời trên cột thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m.

Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.

Biển báo giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nơi có biển báo nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp thì thứ tự các xe đi như thế nào?
Pháp luật
Biển báo cấm vượt có tác dụng như thế nào? Lái xe ô tô vượt xe tại đoạn đường có biển báo cấm vượt thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Lái xe ô tô vào đường cấm xe ô tô thì bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Pháp luật
Biển cấm xe gắn máy có hình dạng như thế nào? Người điều khiển xe gắn máy chạy vào đường cấm xe gắn máy thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Biển báo vuông có ý nghĩa thế nào? Những biển báo giao thông hình vuông sẽ có màu sắc như thế nào?
Pháp luật
Biển báo chia làn đường là gì? Xe mô tô đi không đúng làn đường quy định thì có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
Pháp luật
Biển báo cấm quay đầu xe có tác dụng, ý nghĩa và sử dụng theo quy định của pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Biển tốc độ tối thiểu là gì? Khi nào thì biển tốc độ tối thiểu hết hiệu lực trên đoạn đường giao thông?
Pháp luật
Biển cấm xe khách có ý nghĩa gì và sử dụng như thế nào? Biển cấm xe khách được đặt ở vị trí nào theo quy định?
Pháp luật
Các biển báo giao thông cần nhớ và thường hay gặp nhất? Ý nghĩa các nhóm biển báo giao thông hiện nay như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biển báo giao thông
12,494 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biển báo giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào