Tải về mẫu biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính theo Thông tư 25?
- Tải về mẫu biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính theo Thông tư 25?
- Đơn vị thi công đo đạc lập bản đồ địa chính phải giao nộp bao nhiêu biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã?
- Thẩm quyền quản lý bản đồ địa chính thuộc về ai?
Tải về mẫu biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính theo Thông tư 25?
Mẫu biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính được quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
>> Mẫu biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính
Tải về mẫu biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính theo Thông tư 25? (Hình từ Internet)
Đơn vị thi công đo đạc lập bản đồ địa chính phải giao nộp bao nhiêu biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã?
Đóng gói, giao nộp sản phẩm được quy định tại Điều 23 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:
Đóng gói, giao nộp sản phẩm
1. Đóng gói sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính và các tài liệu có liên quan sau khi được kiểm tra, nghiệm thu phải được xác nhận đầy đủ theo các mẫu biểu quy định và đóng gói thành từng hộp, cặp, túi hay đóng thành từng tập có ghi chú, có mục lục để tra cứu và được kiểm tra lần cuối trước khi giao nộp.
2. Giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính
2.1. Đơn vị thi công giao nộp sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính cho cơ quan chủ đầu tư để sử dụng ở các cấp theo quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã gồm có:
- Biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính; Ghi chú điểm tọa độ địa chính; Biên bản bàn giao mốc địa chính; Thông báo về việc chôn mốc, xây tường vây bảo vệ mốc địa chính: 01 bộ;
- Bản đồ địa chính dạng giấy và dạng số: 01 bộ;
- Sổ mục kê đất đai dạng giấy và dạng số: 01 bộ;
- Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính: 01 bộ;
- Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính: 01 bộ;
- Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính: 01 bộ;
- Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính: 01 bộ.
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có:
- Bản Ghi chú điểm tọa độ địa chính; Bảng tọa độ lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ: 01 bộ;
- Bản đồ địa chính dạng giấy và dạng số: 01 bộ;
- Sổ mục kê đất đai dạng giấy và dạng số: 01 bộ;
- Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính: 01 bộ;
- Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính: 01 bộ;
- Bảng tổng hợp số thừa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo đạc bản đồ địa chính: 01 bộ;
- Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính: 01 bộ.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường gồm có:
- Sơ đồ lưới địa chính, lưới đo vẽ sau thi công trên nền bản đồ địa hình dạng giấy và dạng số: 01 bộ;
- Biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính; Ghi chú điểm tọa độ địa chính; Biên bản bàn giao mốc địa chính; Thông báo về việc chôn mốc, xây tường vây bảo vệ mốc địa chính: 01 bộ;
...
Theo đó, đơn vị thi công đo đạc lập bản đồ địa chính phải giao nộp 01 biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, xây tường bảo vệ mốc địa chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã
Thẩm quyền quản lý bản đồ địa chính thuộc về ai?
Thẩm quyền quản lý bản đồ địa chính được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính
1. Quản lý bản đồ địa chính như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý bản đồ địa chính số;
b) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy.
Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh giao Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, sử dụng tập trung, thống nhất và cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
c) Bản đồ địa chính phải đưa vào lưu trữ theo pháp luật về lưu trữ.
...
Theo quy định trên thì thẩm quyền quản lý bản đồ địa chính được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý bản đồ địa chính số;
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy.
+ Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh giao Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, sử dụng tập trung, thống nhất và cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính;
- Bản đồ địa chính phải đưa vào lưu trữ theo pháp luật về lưu trữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?