Tải về Bảng chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang giấy phép lái xe quốc tế theo quy định hiện nay?
Những ai được cấp giấy phép lái xe quốc tế?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế như sau:
Đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế
Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng.
Như vậy, người được cấp giấy phép lái xe quốc tế phải đáp ứng điều kiện sau:
- Là người Việt Nam, người nước ngoài.
- Có thẻ thường trú tại Việt Nam.
- Có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET còn giá trị sử dụng.
Trong đó:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT giải thích rằng Giấy phép lái xe quốc gia là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ nước đó.
Bảng chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang giấy phép lái xe quốc tế (hình từ Internet)
Bảng chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang giấy phép lái xe quốc tế?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về Bảng chuyển đổi hạng lái xe Việt Nam sang hạng lái xe quốc tế như sau:
Thời hạn và hạng xe điều khiển của giấy phép lái xe quốc tế
1. IDP có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.
2. Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT.
Như vậy, Bảng chuyển đổi hạng lái xe Việt Nam sang hạng lái xe quốc tế được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT.
Xem và tải Bảng chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang giấy phép lái xe quốc tế
Mẫu Giấy phép lái xe quốc tế mới nhất? Thủ tục cấp được thực hiện thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất.
Căn cứ tại Điều 2 Công ước giao thông đường bộ năm 1968 quy định Phụ lục 7 về Giấy phép lái xe quốc tế.
Xem và tải Phụ lục 7 Giấy phép lái xe quốc tế
IDP là một quyển sổ có kích thước A6 (148 mm x 105 mm), có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT.
Xem và tải Mẫu Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp
Trong đó:
Trang 1 (trang bìa) ghi thông tin cơ bản của IDP được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; trang 2 quy định về phạm vi sử dụng IDP in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trang 3 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Việt, trang 4 để trống, trang 5 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Anh, trang 6 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Nga, trang 7 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Tây Ban Nha, trang 8 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Pháp, trang 9 quy định hạng xe được điều khiển in bằng tiếng Pháp.
Số IDP gồm ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam đối với giao thông quốc tế là VN và 12 chữ số sau là số giấy phép lái xe quốc gia.
Bên cạnh đó, tại Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp IDP như sau:
Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT (bị thay thế bởi Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT) trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Xem và tải Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế mới nhất
Trình tự cấp IDP:
- Cá nhân khi nộp đơn trực tiếp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) để thực hiện kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của việc cấp IDP và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định;
Khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân.
Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày lam việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?