Tài sản trên đất của các cơ sở công lập thực hiện xã hội hóa khi chuyển sang loại hình ngoài công lập sẽ được xử lý như thế nào?
- Tài sản trên đất của các cơ sở công lập thực hiện xã hội hóa khi chuyển sang loại hình ngoài công lập sẽ được xử lý như thế nào?
- Việc đánh giá lại tài sản của cơ sở thực hiện xã hội hóa khi có quyết định chuyển đổi hình thức hoạt động được thực hiện theo phương pháp nào?
- Tài sản của nhà nước đầu tư được bán cho cơ sở thực hiện xã hội hóa ngoài công lập sẽ xử lý như thế nào?
Tài sản trên đất của các cơ sở công lập thực hiện xã hội hóa khi chuyển sang loại hình ngoài công lập sẽ được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại điểm 1 khoản IX Thông tư 135/2008/TT-BTC có quy định liên quan đến việc xử lý tài sản trên đất khi chuyển đổi hình thức hoạt động như sau:
"IX. Xử lý tài sản trên đất khi chuyển đổi các hình thức hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Xử lý tài sản trên đất khi các cơ sở công lập, bán công được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang loại hình ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) như sau:
a) Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở công lập, bán công chuyển đổi hình thức hoạt động sang cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thì đơn vị phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản. Đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định của pháp luật tại thời điểm kiểm kê; lập phương án xử lý tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (đối với tài sản thuộc cơ quan do trung ương quản lý), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (đối với tài sản thuộc cơ quan do địa phương quản lý).
Phương án xử lý tài sản phải báo cáo đầy đủ số lượng và giá trị tài sản hiện có; nhu cầu sử dụng tài sản; số lượng tài sản bán cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp); tài sản cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thuê; tài sản chuyển giao hoặc trả lại cho nhà nước."
Như vậy, đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa, khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở công lập chuyển đổi hình thức hoạt động sang cơ sở ngoài công thì đơn vị phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tài sản trên đất của các cơ sở công lập thực hiện xã hội hóa khi chuyển sang loại hình ngoài công lập sẽ được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá lại tài sản của cơ sở thực hiện xã hội hóa khi có quyết định chuyển đổi hình thức hoạt động được thực hiện theo phương pháp nào?
Tại điểm 1 khoản IX Thông tư 135/2008/TT-BTC có quy định phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản cụ thể như sau:
"1. Xử lý tài sản trên đất khi các cơ sở công lập, bán công được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang loại hình ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) như sau:
...
b) Phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản như sau:
- Đối với những tài sản mới mua hoặc mới lắp đặt, xây dựng xong đưa vào sử dụng là tài sản có thời gian tính từ ngày mua, lắp đặt đưa vào sử dụng đến ngày đơn vị được phê duyệt chuyển sang loại hình ngoài công lập dưới 1 năm (12 tháng), giá trị đánh giá lại được căn cứ vào giá mua thực tế trên hoá đơn được cấp có thẩm quyền chấp nhận thanh toán, giá lắp đặt, xây dựng mới theo quyết toán công trình được duyệt, hoặc quyết toán hoàn thành các hạng mục công trình (đối với công trình dở dang).
- Đối với những tài sản đã sử dụng lâu là tài sản có thời gian tính từ ngày mua, lắp đặt đưa vào sử dụng đến ngày đơn vị được phê duyệt chuyển sang loại hình ngoài công lập lớn hơn hoặc bằng 1 năm (12 tháng), khi đánh giá phải xác định lại giá trị tài sản theo giá tại thời điểm có quyết định đánh giá; việc xác định giá trị tài sản được căn cứ vào chất lượng còn lại của từng tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm và địa điểm đánh giá.
Giá trị còn lại của từng tài sản (đồng)
= Tỷ lệ % chất lượng còn lại của từng loại tài sản x Giá mua hoặc giá xây dựng mới của từng tài sản tại thời điểm đánh giá (đồng)
+ Tỷ lệ chất lượng còn lại của từng tài sản được xác định căn cứ vào tài sản, thời gian sử dụng và thời gian đã sử dụng của từng tài sản đó để xác định. Riêng đối với nhà cửa và vật kiến trúc thực hiện theo quy định tại phần II Thông tư Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính phủ số 13/LB-TT ngày 18/8/1994.
+ Giá mua của tài sản là giá của loại tài sản cùng loại hoặc tương đương được bán trên thị trường tại thời điểm đánh giá.
Giá xây dựng mới của nhà cửa công trình xây dựng được tính như sau:
Giá xây dựng mới của nhà cửa công trình xây dựng
= Đơn giá 1m2 xây dựng mới x Diện tích xây dựng của nhà cửa, công trình xây dựng
Đơn giá 1m2 xây dựng mới được áp dụng theo bảng giá chuẩn đơn giá xây dựng để duyệt quyết toán cho những công trình tương tự cùng loại tại thời điểm và địa điểm đánh giá theo hướng dẫn của cơ quan quản lý xây dựng.
- Tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản phải đánh giá là giá trị còn lại của từng tài sản cộng lại."
Theo đó, có thể thấy tùy vào tình trạng sử dụng tài sản (mới mua hoặc mới lắp đặt; đã sử dụng lâu) thì việc áp dụng phương pháp xác định lại giá trị tài sản của cơ sở thực hiện xã hội hóa cũng được thực hiện cụ thể như quy định trên.
Tài sản của nhà nước đầu tư được bán cho cơ sở thực hiện xã hội hóa ngoài công lập sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ điểm 2 khoản IX Thông tư 135/2008/TT-BTC, trường hợp tài sản của nhà nước đầu tư được bán cho cơ sở ngoài công lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào kết quả đánh giá lại giá trị tài sản do các tổ chức có chức năng định giá tài sản Nhà nước thực hiện, và báo cáo của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) gửi đến, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan đoàn thể Trung ương quyết định bán tài sản của Nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với tài sản thuộc cơ quan do trung ương quản lý). Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bán tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính (đối với tài sản thuộc cơ quan do địa phương quản lý ).
- Thủ tục bán tài sản Nhà nước được thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật hiện hành.
- Toàn bộ tiền bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí cho công tác bán tài sản theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành được xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?