Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 135/2008/TT-BTC khuyến khích xã hội hóa hoạt động giáo dục

Số hiệu: 135/2008/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Sỹ Danh
Ngày ban hành: 31/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 135/2008/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2008/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XÃ HỘI HÓA ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, DẠY NGHỀ, Y TẾ, VĂN HÓA, THỂ THAO, MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. Phạm vi, đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2008/NĐ-CP), được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh:

Lĩnh vực xã hội hóa bao gồm: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; môi trường.

2. Đối tượng điều chỉnh:

a) Các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa, bao gồm:

- Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm cơ sở dân lập và cơ sở tư nhân (hoặc tư thục đối với giáo dục - đào tạo, dạy nghề), hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa.

- Các cơ sở ngoài công lập đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

b) Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa: Việc áp dụng các chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP thực hiện theo Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

(Sau đây gọi tắt là cơ sở thực hiện xã hội hóa).

II. Điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn cụ thể như sau:

Cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; môi trường phải thuộc danh mục loại hình và đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

III. Nguyên tắc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa tại Điều 4 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập, cấp phép hoạt động phải đảm bảo theo quy hoạch và đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá được quy định tại mục II của Thông tư này.

2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí.

3. Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có chính sách hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

4. Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng trong hoạt động cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa như cơ sở công lập. Các cơ sở thực hiện xã hội hóa được tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

6. Tài sản của cơ sở thực hiện xã hội hóa bao gồm tài sản của cá nhân, tập thể, tài sản của các cơ sở sự nghiệp công lập tham gia góp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động; trong đó tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của cơ sở thực hiện xã hội hóa không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.

7. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa ngừng hoạt động, phải giải thể thì thực hiện trình tự, thủ tục giải thể, xử lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp.

IV. Cho thuê nhà, xây dựng cơ sở vật chất thực hiện Điều 5 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực xã hội hóa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương và của Nhà nước.

a) Căn cứ vào quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện, khuyến khích các cơ quan có liên quan đầu tư, cải tạo nâng cấp quỹ nhà, cơ sở hạ tầng thuộc Nhà nước quản lý, để chuyển giao cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê dài hạn với giá ưu đãi.

b) Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định việc xây dựng mới nhà, cơ sở hạ tầng để cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê dài hạn với giá ưu đãi.

2. Giá cho thuê ưu đãi đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa được xác định cụ thể như sau:

Mức giá cho thuê ưu đãi tối đa không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) và lãi của cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng theo dự án được duyệt. Đơn giá cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể phù hợp với thực tế tại địa phương, cụ thể:

a) Đối với nhà, cơ sở hạ tầng hiện có, giá cho thuê được xác định trên cơ sở đánh giá lại tài sản theo quy định hiện hành về quản lý tài sản.

b) Đối với nhà, cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng mới được xác định bằng giá xây dựng (bao gồm cả thuế của đơn vị xây dựng), không bao gồm tiền thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tiền lãi của cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền lãi đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê. Mức lãi này được tính tương đương mức lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm của Ngân hàng đầu tư và phát triển trên địa bàn và giá trị sửa chữa, xây dựng mới để cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê.

Căn cứ để hỗ trợ tiền lãi cho cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

3. Hồ sơ, thủ tục để được xét hưởng ưu đãi thuê nhà, cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu Nhà nước theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan khác để các cơ sở thực hiện xã hội hóa thực hiện đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất theo quy hoạch.

5. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa xây dựng nhà, cơ sở vật chất nằm trong các dự án, khu đô thị mới đã được xây dựng cơ sở hạ tầng phải nộp chi phí xây dựng hạ tầng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng của ngân sách địa phương ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng cho cơ sở thực hiện xã hội hóa.

Hồ sơ, thủ tục để được xem xét hỗ trợ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho cơ sở thực hiện xã hội hóa theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

V. Giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều 6 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn như sau:

1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo các hình thức: Giao đất không thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất trong thời hạn được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với đất đô thị, đất ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương ban hành quy định cụ thể chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có thu tiền thuê đất cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa; đồng thời quy định việc thực hiện chế độ miễn, giảm thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chủ đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án xã hội hóa theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) thì số kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã đầu tư đối với diện tích đất phục vụ hoạt động xã hội hóa sẽ được Ngân sách nhà nước hoàn trả. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể, công khai thủ tục, thời gian hoàn trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các chủ đầu tư dự án xã hội hóa.

2. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa có nguyện vọng được thực hiện theo phương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư (không thực hiện theo quy định miễn giảm tiền sử dụng đất); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư dự án xã hội hóa theo quy định hiện hành về thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

Trong trường hợp này cơ sở thực hiện xã hội hóa được trừ chi phí bồi thường đất, hỗ trợ đất đã ứng trước (nếu có) vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; được tính giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền thuê đất vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và có các quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.

3. Trường hợp cơ sở công lập, bán công chuyển đổi sang loại hình cơ sở thực hiện xã hội hoá nếu đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá được quy định tại mục II của Thông tư này thì được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định được tiếp tục sử dụng diện tích đất đang sử dụng dưới các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất theo hướng dẫn tại Điểm 1 và Điểm 2 mục V Thông tư này.

Trình tự và thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai. Đối với đất không đưa vào sử dụng, hoặc sử dụng không đúng mục đích cơ sở phải trả lại cho nhà nước.

4. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải sử dụng đất đúng mục đích và phù hợp với quy hoạch; trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích thì cơ sở thực hiện xã hội hóa bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đồng thời phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ tiền thuê đất được miễn theo giá đất tại thời điểm bị thu hồi đối với thời gian sử dụng không đúng mục đích, và phải nộp ngân sách nhà nước những khoản cơ sở thực hiện xã hội hóa đã được ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất, cho thuê đất nhưng miễn thu tiền thuê đất phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai; Không được tính giá trị quyền sử dụng đất đang sử dụng vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và không được dùng đất để thế chấp làm tài sản vay vốn.

6. Cơ sở thực hiện xã hội hóa không được chuyển nhượng đất đã được nhà nước giao để thực hiện dự án xã hội hóa. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng cơ sở thực hiện xã hội hoá thì phải bảo đảm việc chuyển nhượng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất phục vụ hoạt động xã hội hóa. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc thu hồi lại đất đã giao cho chủ đầu tư cũ để giao đất hoặc cho thuê đất đối với chủ đầu tư mới theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.

VI. Về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn như sau:

1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.

2. Đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau phải tổ chức hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động xã hội hóa để được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm 1 Mục VI này. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ các hoạt động khác ngoài các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa quy định tại Điểm 1 Mục I của Thông tư này thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Phương pháp tính thuế Thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.

3. Cơ sở thực hiện xã hội hoá phải thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế, và thực hiện xuất hoá đơn đối với các khoản thu từ hoạt động xã hội hoá theo đúng quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng hoá đơn. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài của pháp luật về thuế hiện hành.

4. Cơ sở thực hiện xã hội hóa thành lập mới kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo.

Cơ sở thực hiện xã hội hoá thành lập mới từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành tại các địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và cơ sở thực hiện xã hội hoá thành lập mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa thành lập trước ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại kể từ năm tính thuế 2008 như sau:

+ Nếu thời gian hưởng ưu đãi theo quy định trước đây vẫn còn thì tiếp tục được hưởng ưu đãi theo nguyên tắc khoảng thời gian ưu đãi còn lại bằng số năm doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này trừ (-) đi số năm cơ sở đã hưởng miễn thuế, giảm thuế theo các văn bản quy phạm pháp luật trước đây như sau:

- Đến hết kỳ tính thuế năm 2007, cơ sở đang trong thời gian được miễn thuế thì số năm miễn thuế còn lại bằng số năm miễn thuế theo quy định của Thông tư này trừ (-) số năm cơ sở đã được miễn thuế đến hết kỳ tính thuế năm 2007, đồng thời được hưởng toàn bộ thời gian giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.

- Đến hết kỳ tính thuế năm 2007, cơ sở vừa hết thời gian được miễn thuế thì được hưởng toàn bộ số năm giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.

- Đến hết kỳ tính thuế năm 2007, cơ sở đang trong thời gian giảm thuế thì số năm giảm thuế còn lại bằng số năm giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này trừ (-) số năm cơ sở đã được giảm thuế đến hết kỳ tính thuế năm 2007.

+ Đến hết kỳ tính thuế năm 2007, cơ sở đã hết thời gian miễn thuế, giảm thuế thì không thuộc diện hưởng miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.

6. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại khoản 4 Mục này được tính liên tục từ năm đầu tiên cơ sở có thu nhập chịu thuế từ hoạt động xã hội hoá được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp cơ sở không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở thực hiện xã hội hoá thành lập mới trước ngày 01 tháng 01 năm 2009 xác định như sau:

- Đến hết kỳ tính thuế 2008 chưa có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế đuợc tính từ năm thứ tư;

- Đến hết kỳ tính thuế 2008 đã có doanh thu nhưng chưa đủ 3 năm, kể từ khi có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế; trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

- Đến hết kỳ tính thuế 2008 đã có doanh thu từ 3 năm trở lên thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm tính thuế 2009.

VII. Về chính sách ưu đãi tín dụng thực hiện Điều 9 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn như sau:

Cơ sở thực hiện xã hội hóa thuộc phạm vi, đối tượng, điều kiện quy định tại Mục I, Mục II của Thông tư này được vay vốn tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của Nhà nước (Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính)

VIII. Về chính sách huy động vốn thực hiện Điều 10 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn như sau:

1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được phép huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và có trách nhiệm sử dụng, hoàn trả vốn huy động theo thoả thuận. Khoản chi trả lãi huy động dưới hình thức vốn vay được hạch toán vào chi phí của cơ sở thực hiện xã hội hóa.

a) Cơ sở thực hiện xã hội hóa được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Phần trả cổ tức, chia lãi dưới hình thức góp cổ phần, liên doanh liên kết được lấy từ lợi nhuận sau thuế của cơ sở thực hiện xã hội hóa.

b) Lãi suất huy động vốn vay, lãi chia từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết do cơ sở thực hiện xã hội hóa thỏa thuận với tổ chức góp vốn theo quy định của pháp luật và phải được ghi trong khế ước hoặc hợp đồng huy động vốn.

2. Trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn huy động:

Việc huy động vốn cần được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế. Vốn huy động phải sử dụng đúng mục đích đã cam kết với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn. Vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, đầu tư có hiệu quả. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.

Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn. Nếu phương án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sản, thua lỗ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường), Thủ trưởng cơ sở thực hiện xã hội hóa phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

IX. Xử lý tài sản trên đất khi chuyển đổi các hình thức hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Xử lý tài sản trên đất khi các cơ sở công lập, bán công được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang loại hình ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) như sau:

a) Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở công lập, bán công chuyển đổi hình thức hoạt động sang cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thì đơn vị phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản. Đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định của pháp luật tại thời điểm kiểm kê; lập phương án xử lý tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (đối với tài sản thuộc cơ quan do trung ương quản lý), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (đối với tài sản thuộc cơ quan do địa phương quản lý).

Phương án xử lý tài sản phải báo cáo đầy đủ số lượng và giá trị tài sản hiện có; nhu cầu sử dụng tài sản; số lượng tài sản bán cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp); tài sản cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thuê; tài sản chuyển giao hoặc trả lại cho nhà nước.

b) Phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản như sau:

- Đối với những tài sản mới mua hoặc mới lắp đặt, xây dựng xong đưa vào sử dụng là tài sản có thời gian tính từ ngày mua, lắp đặt đưa vào sử dụng đến ngày đơn vị được phê duyệt chuyển sang loại hình ngoài công lập dưới 1 năm (12 tháng), giá trị đánh giá lại được căn cứ vào giá mua thực tế trên hoá đơn được cấp có thẩm quyền chấp nhận thanh toán, giá lắp đặt, xây dựng mới theo quyết toán công trình được duyệt, hoặc quyết toán hoàn thành các hạng mục công trình (đối với công trình dở dang).

- Đối với những tài sản đã sử dụng lâu là tài sản có thời gian tính từ ngày mua, lắp đặt đưa vào sử dụng đến ngày đơn vị được phê duyệt chuyển sang loại hình ngoài công lập lớn hơn hoặc bằng 1 năm (12 tháng), khi đánh giá phải xác định lại giá trị tài sản theo giá tại thời điểm có quyết định đánh giá; việc xác định giá trị tài sản được căn cứ vào chất lượng còn lại của từng tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm và địa điểm đánh giá.

Giá trị còn lại của từng tài sản (đồng)

=

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của từng loại tài sản

x

Giá mua hoặc giá xây dựng mới của từng tài sản tại thời điểm đánh giá (đồng)

+ Tỷ lệ chất lượng còn lại của từng tài sản được xác định căn cứ vào tài sản, thời gian sử dụng và thời gian đã sử dụng của từng tài sản đó để xác định. Riêng đối với nhà cửa và vật kiến trúc thực hiện theo quy định tại phần II Thông tư Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính phủ số 13/LB-TT ngày 18/8/1994.

+ Giá mua của tài sản là giá của loại tài sản cùng loại hoặc tương đương được bán trên thị trường tại thời điểm đánh giá.

Giá xây dựng mới của nhà cửa công trình xây dựng được tính như sau:

Giá xây dựng mới của nhà cửa công trình xây dựng

=

Đơn giá 1m2 xây dựng mới

x

Diện tích xây dựng của nhà cửa, công trình xây dựng

Đơn giá 1m2 xây dựng mới được áp dụng theo bảng giá chuẩn đơn giá xây dựng để duyệt quyết toán cho những công trình tương tự cùng loại tại thời điểm và địa điểm đánh giá theo hướng dẫn của cơ quan quản lý xây dựng.

- Tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản phải đánh giá là giá trị còn lại của từng tài sản cộng lại.

2. Trường hợp tài sản của nhà nước đầu tư được bán cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện như sau:

a) Căn cứ vào kết quả đánh giá lại giá trị tài sản do các tổ chức có chức năng định giá tài sản Nhà nước thực hiện, và báo cáo của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) gửi đến, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan đoàn thể Trung ương quyết định bán tài sản của Nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với tài sản thuộc cơ quan do trung ương quản lý). Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bán tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính (đối với tài sản thuộc cơ quan do địa phương quản lý ).

b) Thủ tục bán tài sản Nhà nước như sau:

- Thành lập Hội đồng bán tài sản Nhà nước:

Thủ trưởng các Bộ, cơ quan đoàn thể Trung ương, hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Hội đồng bán, thanh lý tài sản Nhà nước cho cơ sở ngoài công lập. Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng cùng với các thành viên:

+ Đại diện của Sở Tài chính (Đối với tài sản thuộc cơ quan do địa phương quản lý).

+ Thủ trưởng và đại diện bộ phận kế toán, tài vụ của cơ quan quản lý tài sản.

+ Đại diện bộ phận, phòng ban trực tiếp quản lý tài sản.

+ Chuyên gia có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản được bán.

- Tổ chức việc bán tài sản của Nhà nước cho cơ sở ngoài công lập.

Sau khi hoàn thành việc bán tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp), cơ quan trực tiếp quản lý tài sản và cơ quan chủ quản được ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo đúng số lượng, giá trị hạch toán trên sổ sách kế toán tại thời điểm bán hoặc thanh lý tài sản.

c) Toàn bộ tiền bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí cho công tác bán tài sản theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành được xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp tài sản do nhà nước đầu tư, cho cơ sở ngoài công lập thuê lại được tổ chức thực hiện như sau:

- Tất cả tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thuê lại được quản lý theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước. Tài sản do nhà nước quản lý cho cơ sở ngoài công lập thuê được chuyển giao cho tổ chức của nhà nước có chức năng cho thuê tài sản của nhà nước, hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với nơi không có tổ chức cho thuê tài sản của nhà nước) để quản lý và cho cơ sở ngoài công lập thuê.

- Cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thực hiện ký hợp đồng thuê tài sản nhà nước đối với tổ chức của nhà nước có chức năng cho thuê tài sản nhà nước, hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với nơi không có tổ chức cho thuê tài sản của nhà nước). Thanh toán trả tiền thuê tài sản hàng năm theo hợp đồng đã ký và thực hiện việc xử lý tiền cho thuê theo quy định của pháp luật.

- Giá cho thuê tài sản được xác định theo giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại tại thời điểm chuyển giao, thời gian sử dụng còn lại của từng loại tài sản để xác định giá cho thuê và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định (đối với tài sản của các cơ sở do địa phương quản lý); do Bộ Tài chính quyết định (đối với tài sản của các đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý trên cơ sở đề nghị của Bộ, ngành quản lý tài sản.

Tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thuê, nếu hết thời gian thuê theo hợp đồng đã ký mà cơ sở ngoài công lập không còn nhu cầu thuê tiếp, hoặc trong thời gian hợp đồng thuê còn hiệu lực mà sử dụng sai mục đích như: chuyển giao, chuyển nhượng cho đơn vị khác thuê lại sử dụng mà chưa được cơ quan ký hợp đồng cho thuê đồng ý, thì cơ quan ký hợp đồng cho thuê thực hiện thu hồi tài sản và không được bồi thường. Trong quá trình sử dụng nếu tài sản bị hư hỏng không sửa chữa được, hoặc đã hết thời hạn không còn sử dụng được thì cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) phải có văn bản đề nghị cơ quan quản lý tài sản xử lý bán, hoặc thanh lý theo quy định hiện hành.

4. Thủ tục và trình tự chuyển đổi cơ sở công lập, bán công sang loại hình ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) của từng lĩnh vực theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

X. Nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa quy định tại Điều 14 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn như sau:

1. Trên cơ sở các khoản thu được quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, cơ sở thực hiện xã hội hóa chủ động quản lý sử dụng nguồn thu, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội đối với các đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước.

2. Đối với các khoản thu phí, lệ phí, khoản thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác, thu từ lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu cơ sở ngoài công lập phải theo dõi chặt chẽ và ghi chép vào sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu và phải công khai mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.

4. Đối với kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), cơ sở thực hiện xã hội hóa phải theo dõi riêng và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể :

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng.

- Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động.

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất.

- Khoản kinh phí khác.

5. Đối với các khoản thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng phải được theo dõi và công khai theo điều lệ hoạt động của cơ sở thực hiện xã hội hóa.

XI. Phân phối kết quả tài chính của cơ sở thực hiện xã hội hóa quy định tại Điều 15 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn như sau:

1. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính hàng năm, thu nhập của cơ sở thực hiện xã hội hóa sau khi đã trang trải các khoản chi phí, chi trả lãi vay, nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được phân phối để trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn.

2. Nội dung các khoản chi và mức chi do cơ sở thực hiện xã hội hóa tự quyết định và chịu trách nhiệm, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với các khoản chi phí hợp lệ để làm căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở ngoài công lập. Các nội dung chi phải được theo dõi, phản ảnh đầy đủ trên sổ sách kế toán của cơ sở thực hiện xã hội hóa.

3. Việc trích lập các quỹ, mức chi trả thu nhập cho người lao động và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở thực hiện xã hội hóa quyết định phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của cơ sở.

XII. Trách nhiệm của cơ sở thực hiện xã hội hóa quy định tại Điều 16 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Các cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động. Định kỳ hàng quý và hàng năm lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ chuyên môn gửi cơ quan quản lý ngành (cơ quan cấp phép hoạt động). Báo cáo hoạt động tài chính gửi cơ quan quản lý ngành và cơ quan tài chính cùng cấp.

2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng.

3. Hàng năm, các cơ sở thực hiện xã hội hóa phải thực hiện công khai hoạt động của cơ sở và công khai tình hình hoạt động tài chính. Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở thực hiện xã hội hóa thực hiện công khai theo điều lệ hoạt động của cơ sở ngoài công lập. Đặc biệt cần công khai các nội dung sau:

- Công khai mức thu phí, lệ phí.

- Công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ cho cơ sở thực hiện xã hội hóa.

- Công khai các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của cơ sở thực hiện xã hội hóa.

4. Cơ sở thực hiện xã hội hóa do tổ chức, cá nhân thành lập phải đăng ký nội dung hoạt động chuyên môn với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương và hoạt động theo quy định của pháp luật. Đăng ký hoạt động với cơ quan thuế để làm căn cứ ưu đãi hoặc tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê; thực hiện kiểm toán hàng năm và công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.

XIII. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa quy định tại Điều 17, 18 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo ngành, lĩnh vực và địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đất đai; có trách nhiệm công bố công khai trước ngày 31 tháng 12 năm 2008 về quy hoạch sử dụng đất dành cho các lĩnh vực xã hội hóa.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực bố trí cán bộ theo dõi, quản lý cơ sở thực hiện xã hội hóa để giúp Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa.

Định kỳ hàng quý và hàng năm, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực lập báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ, ngành quản lý theo từng lĩnh vực.

Định kỳ tháng 1 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập báo cáo tình hình thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa của địa phương theo từng lĩnh vực và gửi các Bộ quản lý chuyên ngành để tổng hợp. Định kỳ tháng 2 hàng năm, các Bộ quản lý chuyên ngành báo cáo đánh giá tình hình thực hiện xã hội hóa thuộc phạm vi quản lý, tổng hợp tình hình thực hiện xã hội hóa của toàn ngành và gửi về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan quản lý ngành đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa gửi Tổng cục Thống kê (nếu cơ sở do Trung ương thành lập) và Cục Thống kê địa phương (nếu cơ sở do địa phương thành lập).

3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xử lý vi phạm đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa trong quá trình hoạt động.

4. Các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động có sai phạm nghiêm trọng phải đình chỉ hoạt động. Cấp nào cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thì cấp đó quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở thực hiện xã hội hóa.

Cơ quan ra quyết định đình chỉ, giải thể các cơ sở thực hiện xã hội hóa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa.

b) Giao nhiệm vụ cho tổ chức phát triển quỹ đất hoặc đơn vị nhà nước của địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trước khi giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch cho cơ sở thực hiện xã hội hóa.

Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc đơn vị nhà nước được giao nhiệm vụ này của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với quỹ đất phục vụ hoạt động xã hội hóa. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đất phục vụ hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa do Ngân sách nhà nước đảm bảo.

Ngân sách trung ương thực hiện cơ chế hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương có khó khăn, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với quỹ đất phục vụ hoạt động xã hội hóa. Mức hỗ trợ bằng 70% đối với các tỉnh miền núi; 50% đối với các tỉnh còn lại. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc sử dụng nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu sổ xố đã được để lại, nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo phần kinh phí còn lại.

Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với quỹ đất phục vụ hoạt động xã hội hóa. Trong đó, dự kiến tổng số kinh phí thực hiện, số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách trung ương hàng năm.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu về ngân sách trung ương chủ động bố trí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với quỹ đất phục vụ hoạt động xã hội hóa.

c) Chỉ đạo, phân công các cơ quan liên quan thực hiện việc đấu thầu dự án cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

d) Công bố công khai quy trình, thủ tục giải quyết việc giao đất, cho thuê đất đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa.

đ) Khi xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đảm bảo bố trí quỹ đất dành cho hoạt động xã hội hóa; khi xây dựng quy hoạch, quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp phải dành quỹ đất theo quy hoạch để đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa.

e) Thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra đối với các cơ sở thực hiện xã hội hoá về việc quản lý sử dụng đất đai đúng mục tiêu, hiệu quả; thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

f) Căn cứ hướng dẫn cụ thể của Thông tư này và các văn bản hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định tại Khoản 10 Điều 17 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ban hành chế độ quy định ưu đãi cụ thể về giao đất, cho thuê đất, mức hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các dự án xã hội hoá... phù hợp với quy mô, hình thức hoạt động, loại hình cơ sở thực hiện xã hội hóa; phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực ở địa phương và bố trí nguồn kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các cơ sở thực hiện xã hội hóa vào dự toán ngân sách địa phương hàng năm.

- Những chế độ chính sách do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định ưu đãi tại Mục IV; Mục V và Mục VII của Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần báo cáo xin ý kiến Hội đồng nhân dân trước khi ban hành.

g) Chỉ đạo cơ quan thuế ở địa phương cấp mã số thuế cho cơ sở thực hiện xã hội hóa, báo cáo tình hình ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa thực hiện theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP theo quy định.

XIV. Tổ chức thực hiện:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây về chính sách khuyến khích xã hội hoá thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; môi trường trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Các cơ sở ngoài công lập thuộc các lĩnh vực quy định tại Điểm 1 Mục I của Thông tư này được thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ, có đủ điều kiện hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá theo quy định tại Thông tư này, đăng ký với cơ quan cấp phép hoạt động và cơ quan thuế để được hưởng các chính sách ưu đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Các cơ sở ngoài công lập thuộc các lĩnh vực quy định tại Điểm 1 Mục I của Thông tư này được thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ, không đủ điều kiện hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá theo quy định tại Thông tư này, thì chấm dứt được hưởng chính sách ưu đãi về xã hội hoá kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Các tổ chức, cá nhân thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đang có các dự án độc lập hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa thuộc danh mục quy định của Thủ tướng Chính phủ đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan thuế để được hưởng các chính sách ưu đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh phản ảnh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính các tỉnh,TP
- Công báo; Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính
- Các Vụ: CST, NSNN, PC, TCNH, Cục QLCS, Tổng cục thuế;
- Lưu VT, Vụ HCSN

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Sỹ Danh

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.135/2008/TT-BTC

Hanoi, December 31, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 69/2008/ND-CP OF MAY 30, 2008, ON INCENTIVE POLICIES FOR THE SOCIALIZATION OF EDUCATIONAL, VOCATIONAL TRAINING, HEALTHCARE, CULTURAL, SPORTS AND ENVIRONMENTAL ACTIVITIES

Pursuant to the Government's Decree No. 69/2008/ND-CP of May 30, 2008, on incentive policies for the socialization of educational, vocational training, healthcare, cultural, sports and environmental activities;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 1466/QD-TTg of October 10, 2008, promulgating the list of types, sizes and criteria for establishments engaged in the socialization of education-training, vocational training, healthcare, cultural, sports and environmental activities
.
The Ministry of Finance guides the implementation as follows:

I. THE SCOPE OF REGULATION AND SUBJECTS OF APPLICATION DENNED IN ARTICLE 1, DECREE NO. 69/ 2008/ND-CPOF MAY 30, 2008 (BELOW REFERRED TO AS DECREE NO. 69/2008/ND-CP) ARE GUIDED AS FOLLOWS:

1. Scope of regulation:

Domains encouraged for socialization include education-training, vocational training; healthcare; culture; physical training and sports; and the environment.

2. Subjects of application:

a/ Non-state establishments licensed by competent agencies to operate in the domains encouraged for socialization, comprising:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Non-state establishments set up and operating under the Government's Decree No. 53/2006/ND-CP of May 25, 2006, on incentive policies for the development of non-state service providers; and the Government's Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999, on incentive policies for the socialization of educational, healthcare, cultural and sports activities.

b/ Organizations and individuals operating under the Enterprise Law that have investment projects, or enter into joint ventures or partnerships to set up financially independent establishments operating in the domains encouraged for socialization and meet operation conditions prescribed by competent state agencies.

c/ State non-business establishments contributing or raising capital, or entering into joint ventures or partnerships according to law, to set up financially independent establishments or enterprises operating in the domains encouraged for socialization under decisions of competent state agencies.

(Below referred to as establishments for short)

3. The Prime Minister shall, on a case-by-case basis, decide on the application of incentive policies under Decree No. 69/2008/ND-CP to foreign-in vested projects operating in the domains encouraged for socialization at the proposal of the Ministry of Planning and Investment and concerned line ministries.

II. CONDITIONS FOR ENJOYING INCENTIVE POLICIES UNDER ARTICLE 2 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CP ARE GUIDED AS FOLLOWS:

Establishments operating in the domains of education-training, vocational training; healthcare; culture; physical training and sports; and environment that satisfy the types, sizes and criteria specified on the list promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 1466/QD-TTg of October 10, 2008, may enjoy incentive policies under Decree No. 69/2008/ND-CP.

III. PRINCIPLES FOR IMPLEMENTATION OF INCENTIVE POLICIES UNDER ARTICLE 4 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CP ARE GUIDED AS FOLLOWS:

1. Licensed establishments must conform with planning and satisfy prescribed conditions for enjoying incentive policies under Section II of tills Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The State shall allot or lease land readied for construction to establishments in accordance with land use master plans and plans; and financially support ground clearance and compensation for investment projects in the domains encouraged for socialization that have themselves completed this work from the effective date of Decree No. 69/2008/ND-CP.

4. The State and society respect and equally treat establishments in their operation as well as their products and services like state establishments. Establishments may provide public services funded or ordered by the State: and bid for domestic-or foreign-funded contracts and projects according to their law-prescribed functions and tasks.

5. Establishments may enter into joint ventures or partnerships with domestic and foreign organizations according to law to raise capital and attract human resources and technologies for product and service quality improvement.

6. Assets of establishments include personal and collective assets, assets contributed by state non-business establishments and assets formed in the course of operation, of which assets as donations, gifts or non-refundable aid granted to establishments during their operation may not be divided among individuals and must only be used in the common interests of the establishments and community.

7. When establishments terminate operation or are dissolved, the order of and procedures for dissolution, asset disposal and financial settlement comply with the law on enterprise dissolution.

IV. HOUSE LEASE AND BUILDING OF MATERIAL FOUNDATIONS UNDER ARTICLE 5 OF DECREE NO. 69/ 2008/ND-CPARE GUIDED AS FOLLOWS:

1. Establishments are prioritized to rent houses and infrastructure to provide services in the domains encouraged for socialization in line with master plans and plans of localities and the State.

a/ Based on their existing housing and infrastructure funds, provincial-level People's Committees shall create conditions for and encourage concerned agencies to build or upgrade state-managed houses and infrastructure facilities for long-term lease to establishments at preferential rent rates.

b/ Based on local socio-economic development master plans and plans, provincial-level People's Committees shall consider and decide on building housing and infrastructure for long-term lease to establishments at preferential rent rates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The most preferential rent rate does not include land rents, ground clearance compensations (if any) and profits earned by housing and infrastructure operators according to approved projects. The unit rent rate of houses and infrastructure applicable to establishments shall be set by provincial-level People's Committees suitable to local realities, specifically:

a/ Rents of existing houses and infrastructure shall be determined based on asset reevaluation under current regulations on asset management.

b/ Rents of new houses and infrastructure shall be determined based on construction prices (inclusive of taxes on constructors), excluding land rents, ground clearance compensations and profits earned by housing and infrastructure operators.

Provincial-level People's Committees shall, based on local conditions and budgets, promulgate regulations on partial or full support of interests for competent agencies, units and organizations that lease houses and infrastructure to establishments. The interest rate is equal to one-year lending interest rate set by local branches of the Bank for Investment and Development of Vietnam and the value of repair or building for lease to establishments.

Provincial-level People's Committees shall decide on the basis for interest support for agencies, units and organizations competent to deal in housing and infrastructure.

3. Dossiers of and procedures for enjoying preferential rents of state-owned houses and infrastructure comply with the guidance of provincial-level People's Committees.

4. Provincial-level People's Committees shall ensure convenient administrative procedures, construction licensing and other relevant procedures for establishments to build or repair material foundations according to planning.

5. When establishments build housing or material foundations in the locations of projects or new urban centers where infrastructure has been built and have to pay infrastructure construction costs, provincial-level People's Committees shall, based on local budgets, prescribe partial support of infrastructure construction costs for these establishments.

Dossiers of and procedures for provision of support of infrastructure construction costs for establishments comply with the guidance of provincial-level People's Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Provincial-level People's Committees shall consider and decide to allocate or lease land with clear grounds to establishments to build works in the domains encouraged for socialization in the following forms: land allocation free of land use levy; rent-exempt land lease; and land use levy-exempt allocation of land subject to land use levy in the duration of land allocation or lease under law.

For urban and residential land, provincial-level People's Committees shall, depending on local realities and budgets, prescribe specific regimes on land allocation with land use levy collection and rent-based land lease to establishments; and prescribe regimes on exemption from and reduction of land use levy and rents according to law.

When an investor of a project in the domains encouraged for socialization has advanced funds to pay compensations and support resettlement under a scheme already approved by a competent authority (from the effective date of Decree No. 69/2008/ND-CP), the investor may receive refunds from the state budget for the land areas used for activities encouraged for socialization. Provincial-level People's Committees shall specify and publicize procedures and times for refunding compensations and resettlement supports to investors of projects in the domains encouraged for socialization.

2. When an establishment wishes to receive land with land use levy payment or lease land with lump-sum rent payment for the whole lifetime of an investment project (without reduction of or exemption from land use levy), a provincial-level People's Committee shall consider and decide according to its competence or submit to a competent authority for decision on the land allocation or lease to the investor under current regulations on land use levy payment or lump-sum rent payment.

In this case, the establishment may have its advanced amounts for land compensation and support (if any) deducted from the payable land use levy or rents; account the value of its land use rights and land lease rights into the investment project's assets and have the same rights and obligations as an economic organization which is allocated land by the Slate with land use levy payment or lump-sum rent payment according to the current land law.

3. A public or semi-public establishment which is transformed into an establishment and meets the conditions for enjoying incentive policies under Section II of this Circular may continue using, under the decision of a provincial-level People's Committee, the existing land areas by mode of land use levy-free allocation of land, or land use levy-exempt allocation of land subject to land use levy or land lease under Points 1 and 2, Section V of this Circular.

The order of and procedures for land allocation, land lease and grant of land use right certificates comply with the current land law. Establishments shall return unused or improperly used land to the State.

4. Establishments shall use land for proper purposes according to planning; when using land improperly, they are subject to land recovery under the land law and shall simultaneously remit into the state budget all exempted land rent amounts for the period of improper use at the price at time of land recovery as well as amounts it has received as incentives under Decree No. 69/2008/ND-CP.

5. Establishments that are allocated land free of land use levy or exempt from land use levy or are leased land with land rent exemption shall exercise rights and perform obligations under the Land Law; and may neither account the value of rights over land in use into the investment project's asset nor mortgage land for loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VI. ENTERPRISE INCOME TAX UNDER ARTICLE 8 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CP IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. An establishment generating incomes from activities in the domains encouraged for socialization is entitled to a 10% enterprise income tax rate for the whole operation period.

2. An establishment engaged in different business activities shall separately account incomes from activities in the domains encouraged for socialization to enjoy the enterprise income tax rate under Point 1 of this Section. An establishment earning incomes from activities other than those in the domains specified in Point 1, Section I of this Circular shall pay taxes under law. Methods of calculating enterprise income tax comply with the Law on Enterprise Income Tax and its guiding documents.

3. Establishments shall declare and pay taxes under the tax law and issue invoices for incomes from activities in the domains encouraged for socialization according to the law on invoice management and use. Violations are sanctioned under the current tax law.

4. Establishments set up on or after the effective date of Decree No. 69/2008/ND-CP are exempt from enterprise income tax for 4 years counting front the time of generating taxable incomes and entitlled to a 50% reduction of enterprise income tax for subsequent 5 years. Establishments set up on or after the effective date of Decree No. 69/2008/ND-CP in areas entitled to investment incentives specified in Appendix II to the Government's Decree No. 108/2006/ND-CP of September 22, 2006, and establishments set up in areas on the list of areas entitled to enterprise income tax incentives, promulgated together with the Government's Decree No. 124/2008/ND-CP of December 11, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Enterprise Income Tax, are entitled to a 10% enterprise income tax rate for the whole operation period, exemption from enterprise income tax for 4 years counting from the time of generating taxable incomes, and a 50% reduction of payable taxes for subsequent 9 years.

5. Establishments set up before the effective date of Decree No. 69/2008/ND-CP are entitled to enterprise income tax incentives for the remaining time counting from tax year 2008 as follows:

+ If the period of enjoying enterprise income tax incentives under previous regulations has not expired, the remaining period for receiving tax incentives is the number of years entitled to tax exemption and reduction under this Circular subtracted by (-) the number of years of having enjoyed tax exemption and reduction under previous legal documents as follows:

- By the end of the 2007 tax period, if establishments are enjoying the tax exemption, they may enjoy tax exemption for a number of years equal to the number of years entitled to tax exemption under this Circular subtracted by the number of years of having enjoyed tax exemption by the end of the 2007 tax period and. at the same time, enjoy the tax reduction period under this Circular.

- By the end of the 2007 tax period, if their tax exemption period expires, establishments may enjoy the tax reduction period under this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ By the end of the 2007 tax period, if their tax exemption and reduction period expires, establishments are not entitled to tax reduction and exemption under this Circular.

6. The tax exemption and reduction periods defined in Clause 4 of this Section is counted consecutively from the first year of generating taxable incomes from activities in the domains encouraged for socialization entitled to tax incentives. When an establishment has no taxable incomes in three years counting from the first year of having turnover from the investment project, the tax exemption and reduction period shall lie counted from the fourth year.

The point of time for tax exemption and reduction for establishments set up prior to January 1, 2009, is determined as follows:

- By the end of the 2008 tax period, if establishments has no turnover, their tax exemption and reduction periods are counted from the first year of generating taxable incomes: if they have no taxable incomes in three years counting from the first year of generating turnover, the tax exemption and reduction period is counted Iron' the fourth year;

- By the end of the 2008 tax period, if establishments have had turnover for less than 3 years, the tax exemption and reduction period is counted from the first year of generating taxable incomes; when they have no taxable incomes in three years counting form the first year of generating turnover, the tax exemption and reduction period is counted from the fourth year.

- By the end of 2008 tax period, if establishments have had turnover for 3 or more years, the tax exemption and reduction period is counted from the 2009 tax year.

VII. CREDIT INCENTIVES UNDER ARTICLE 9 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CP ARE GUIDED AS FOLLOWS:

Establishments specified in Sections I and II of this Circular may get investment credit loans or receive post-investment support according to the State's investment credit regulations (the Government's Decree No. 151/2006/ND-CP of December 20, 2006. on the State's investment credit and export credit, the Government's Decree No. 106/2008/ND-CP of September 19. 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 151/2006/ND-CP, and the Finance Ministry's guiding documents).

VIII. CAPITAL RAISING POLICIES UNDER ARTICLE 10 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CPARE GUIDED AS FOLLOWS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Establishments may raise capital in the form of share, capital contributions from emplyees and other lawful channels through cooperation and association with enterprises, economic and financial institutions, and domestic and overseas individuals for building material foundations. Dividend payments and profits divided among shareholders or parties to joint ventures or partnerships shall be taken from after-tax profits of establishments.

b/ Establishments shall reach agreement with capital contributors on loan interest rates, profits shared among shareholders or parties to joint ventures or partnerships under law, which must be specified in capital raising agreements or contracts.

2. Raised capital use and repayment responsibilities:

Capital raising must take into account economic efficiency. Raised capital must be used for the purposes as committed with contributors. Raised capital must be strictly managed and efficiently invested. Establishments shall pay principals and interests as committed.

Chairmen of boards of directors (or school councils) or heads (of establishments without a board of directors) shall approve capital raising schemes. Chairmen of boards of directors (or school councils) or heads of establishments shall take responsibility under law for inefficient capital raising schemes causing business or asset loss.

IX. HANDLING OF ASSETS ON LAND UPON TRANSFORMATION OF OPERATION FORMS UNDER ARTICLE 13 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CP IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. For public or semi-public establishments transformed into non-state establishments (or enterprises) under decisions of competent authorities, assets on land shall be handled as follows:

a/ When a public or semi-public establishment is transformed into a non-state establishment (or enterprise) under the decision of a competent agency, such establishment shall inventory all assets, reevaluate assets under law at the time of inventory; work out an asset handling scheme and submit it to its superior management agency for review and report to the Ministry of Finance (for assets managed by a central agency), or a provincial-level People's Committee (for assets managed by a local agency).

An asset handling scheme must fully indicate the quantity and value of existing assets; needs for asset use; and the quantity of assets sold to non-state establishments (or enterprises); assets leased to non-state establishments (or enterprises); and assets transferred or returned to the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For new assets, which have been purchased, built or installed and put into use for less than one year (12 months) by the date an establishment is approved to be transformed into a non-state one, the asset value shall be determined based on the actual purchase price indicated in the invoice approved by a competent authority for payment, or the installation or construction price according to the approved final settlement of works, or completed work items (for works under construction).

- For long used assets, which have been purchased or installed and put into use for one year (12 months) or more by the date an establishment is approved to be transformed into a non-state one, the asset value shall be revaluated according to the price at the time the reevaluation decision is issued; the asset value shall be determined based on the remaining quality of each asset and the actual unit price for a new one at the time and place of valuation.

Residual value of each asset (VND)

=

Percentage of remaining quality of each type of asset

x

Purchase or construction price of each asset at the time of reevaluation (VND)

+ The percentage of remaining quality of each asset shall be determined based on the asset, its life and the duration of use. For houses and architectural objects, Part II of August 18, 1994 Joint Circular No. 13/LB-TT of the Ministry of Construction, the Ministry of Finance and the Government Pricing Committee, applies.

+ The asset purchase price means the market price of asset of the same or similar type at the time of valuation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Construction price of a new house or work

=

Unit price of 1 m2 of new construction

x

Construction area of the house or work

The unit price of 1 nr of new construction complies with the standard table of construction unit prices for approval of final settlement of similar works of the same type at the lime and place of valuation under the guidance of construction management agencies.

- The total residual value of all assets under reevaluation means the total of residual value of these assets.

2. State-invested assets sold to non-state establishments (or enterprises) under decisions of competent agencies shall be handled as follows:

a/ Based on results of asset reevaluation conducted by institutions competent to valuate state assets and reports of superior management agencies (if any), ministers, heads of central agencies or mass organizations shall decide on sale of state assets to non-state establishments after receiving written opinions from the Ministry of Finance (for assets managed by central agencies). Presidents of provincial-level People's Committees shall decide on sale of state assets to non-state establishments at the proposal of directors of provincial-level Finance Services (for assets managed by local agencies).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Setting up of state asset sale councils:

Ministers, heads of central agencies or mass organizations or presidents of provincial-level People's Committees shall decide to set up councils for sale and liquidation of state assets to non-state establishments. Heads of superior management agencies shall act as chairmen of the councils which comprise:

+ Representatives of provincial-level Finance Services (for assets managed by local agencies).

+ Heads and representatives of accounting-finance sections of asset-managing agencies.

+ Representatives of sections directly managing assets.

+ Specialists knowledgeable about technical properties and specifications of assets on sale.

- Sale of state assets to non-state establishments.

After selling slate assets to non-state establishments (or enterprises), asset-managing agencies and superior management agencies may record the reduction of assets and asset values according to the quantity and value accounted in accounting books at the time of sale or liquidation of assets.

c/ All asset sales, after deducting expenses for sale undercurrent financial spending regimes, shall be handled under law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- All state assets leased to non-state establishments (or enterprises) shall be managed under state asset management regimes. State-managed assets for lease to non-state establishments shall be transferred to state organizations competent to lease state assets, or finance agencies of the same level (if there is no state asset lease institution) for management and lease to non-state establishments.

- Non-state establishments (or enterprises) shall conclude state asset lease contracts with state organizations competent to lease state assets, or finance agencies of the same level (if there is no state asset lease institution). Annual rent payments shall be made according to contracts and collected rents shall be handled under law.

- Asset rents shall be set based on the value determined by competent state asset valuation institutions at the time of transfer and the remaining life time of each type of asset and shall be decided by provincial-level People's Committees (for assets managed by local agencies); or by the Ministry of Finance (for assets managed by units under ministries or central branches) at the proposal of asset-managing ministries or branches.

When the lease duration under lease contracts expires and the non-state establishment no longer wishes to renew such lease, or when the lease duration remains valid but the lessee uses assets improperly such as release without obtaining approval of the lessor, the lessor of state assets may recover the assets without paying compensation. While in use, if assets are irreparably broken, or their life time expires, non-state establishments (or enterprises) shall make a written request to the asset-managing agencies for sale or liquidation under current regulations.

4. The order of and procedures for the transformation of public or semi-public establishments into non-state establishments (or enterprises) in each domain comply with the guidance of line ministries.

X. SOURCES OF INCOME UNDER ARTICLE 14 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CP ARC GUIDED AS FOLLOWS:

1. Based on incomes specified in Decree No. 69/2008/ND-CP. establishments shall take the initiative in managing and using their incomes, ensuring the implementation of incentive policies for beneficiaries according to state regulations.

2. Non-state establishments shall closely monitor and record in accounting books according to law charges and fees collected from the provision of other services and goods, profits from investment in joint ventures and partnerships; and bank deposit interests and bond yields.

3. Establishments may decide on fee rates and shall publicize them on the principle of fully covering necessary expenses for their operation and accumulating capital for development investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Funds to perform orders placed by the State.

- Funds to support scientific and technological research projects.

- Funds to implement national target programs.

- Funds to implement employee training programs.

- Financial aid and interest rate supports.

- Other funds.

5. Incomes from financial aid, donations and gifts shall be recorded and publicized according to the operation charters of establishments.

XI. DISTRIBUTION OF FINANCIAL REVENUES UNDER ARTICLE 15 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CP IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. On the basis of annual results of financial activities, incomes earned by establishments after payment of expenses, loan interests and taxes according to law may be used to set up funds and divided among shareholders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Boards of directors (or school councils) or heads (if no board of directors exists) of establishments shall decide on the setting up of funds, the level of income payment to workers and profit division among shareholders according to their operation charters.

XII. RESPONSIBILITIES OF ESTABLISHMENTS UNDER ARTICLE 16 OF DECREE NO. 69/2008/ND-CP ARE GUIDED AS FOLLOWS:

1. An establishment shall register with a tax office upon operation. It shall submit annual and quarterly reports on professional operations to line management agencies (licensing agencies) and reports on financial activities to line management agencies and finance agencies of the same level.

2. An establishment shall comply with its operation charter and meet prescribed requirements on professional operations, human resources and material foundations in order to supply quality products and services for the society.

3. Annually, an establishment shall publicize its operations and financial activities. The board of directors (or school council) or the head (if no board of directors exists) of the establishment shall observe its operation charter's provisions on transparency, especially for the following contents:

- Charge and fee rates.

- Level of supports and state budget funds provided to the establishment.

- The establishment's contributions to the state budget.

4. An establishment set up by an organization or individual shall register its professional operations with a local competent state management agency, operate under law, and register operation with a tax office for preferential treatment or enterprise income tax calculation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



XIII. STATE MANAGEMENT OF ESTABLISHMENTS UNDER ARTICLES 17 AND 18 OF DECREE NO. 69/ 2008/ND-CP ARE GUIDED AS FOLLOWS:

1. Ministries and branches shall collaborate with the Ministry of Natural Resources and Environment, concerned ministries and provincial-level People's Committees in formulating land use master plans and plans for branches, domains and geographic areas. Provincial-level People's Committees shall formulate land use master plans and manage land use master plans and plans in accordance with the current land law; and publicize master plans on land use for the domains encouraged for socialization before December 31, 2008.

2. Ministries, branches and provincial-level People's Committees shall direct professional state management agencies of each domain to assign staff to monitor and manage establishments in order to assist ministers and provincial-level People's Committee presidents in performing the state management of establishments.

Professional state management agencies of each domain shall submit quarterly and annual reports on the operation of establishments to provincial-level People's Committee presidents and line ministries and branches.

Every January, provincial-level People's Committees shall submit reports on their implementation of incentive policies for each domain encouraged for socialization to line ministries for sum-up. Every February, line ministries shall submit reports on each domain encouraged for socialization under their management and the entire branch's activities in the domains encouraged for socialization to the Ministry of Finance for sum-up and report to the Prime Minister.

Line management agencies of establishments shall submit and send sum-up reports on the operation of establishments to the General Statistics Office (for establishments set up by the central government) and provincial-level Statistics Offices (for establishments set up by localities).

3. Central and local state management agencies shall collaborate with concerned agencies in inspecting and examining product and service quality and handling violations of operating establishments.

4. Seriously violating establishments are subject to termination of operation. The authority licensing such establishments shall decide to terminate their operation.

Agencies terminating the operation of, or dissolving, establishments shall take responsibility before law for their decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Formulate plans on training and use of human resources to meet the demand for socialization.

b/ Assign local land fund developers or local state units to clear grounds before allocating or leasing land according to planning to establishments.

Land fund developers or state units assigned for this task in provinces or centrally run cities shall pay compensations and resettlement supports for the land fund to be used for activities in the domains encouraged for socialization. The state budget shall fund compensation and resettlement support for land used for activities in the domains encouraged for socialization.

The central budget will support targeted funds for difficulty-hit localities that need additional central budget allocations for compensation, ground clearance and resettlement support for the land fund used for activities in the domains encouraged for socialization. The support level is 70% for mountainous provinces or 50% for others. Provincial-level People's Committees shall report to provincial-level People's Councils for decision to use revenues from land use levy, lottery sales and local budgets for paying the remaining costs.

On the basis of documents guiding the formulation of socio-economic development, annual state budget estimates and local situations, provincial-level People's Committees shall annually approve plans on compensation, ground clearance and resettlement support for the land fund used for activities in the domains encouraged for socialization, which must estimate the total implementation cost and central budget supports. These plans shall be submitted to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for report to the Prime Minister and subsequent submission to the National Assembly for consideration and decision on the scheme on annual central budget estimate allocation.

Provinces and centrally run cities that can remit some revenues to the central budget may proactively allocate their local budgets to pay compensations and resettlement supports for the land fund used for activities in the domains encouraged for socialization.

c/ Direct and assign concerned agencies to hold biddings of projects for establishments under the guidance of the Ministry of Planning and Investment.

d/ Publicize the order of and procedures for allocating and leasing land to establishments.

dd/ Set aside land for activities in the domains encouraged for socialization, when formulating or adjusting their local land use master plans and plans; and set aside land according to planning for the construction and development of establishments, when formulating and approving master plans on development of new urban centers and industrial parks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Pursuant to this Circular and guiding documents of line ministries under Clause 10. Article 17 of Decree No. 69/2008/ND-CP. promulgate specific incentive policies on land allocation and lease and financial support levels for infrastructure, investment of projects in the domains encouraged for socialization suitable to the size, operation and type of establishments and meeting development requirements for each domain in the localities; and include into annual local budget estimates funds for the implementation of these incentive polices and support of establishments.

- Provincial-level People's Committees shall consult provincial-level Peoples Councils before promulgating policies on incentives under Sections IV, V and VII of this Circular.

h/ Direct local tax offices in granting tax identification numbers to establishments and reporting on enterprise income tax incentives for establishments under Decree No. 69/2008/ND-CP according to regulations.

XIV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." All previous provisions on incentive policies for the socialization of education-training, vocational training; health; cultural; physical training-sports; and environment activities which are contrary to this Circular are annulled.

2. Non-state establishments operating the domains specified in Point 1. Section I of this Circular and established under the Government's Decrees No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999; and No. 53/2006/ND-CP of May 25, 2006, which satisfy the conditions for enjoying incentive policies for socialization development under this Circular shall register with licensing agencies and tax offices to enjoy incentive policies under this Circular.

Non-state establishments operating the domains specified in Point 1, Section I of this Circular and established under the Government's Decrees No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999; and No. 53/2006/ND-CP of May 25, 2006, which fail to satisfy the conditions for enjoying incentive policies for socialization promotion under this Circular, will no longer enjoy incentive policies on socialization from the effective date of this Circular.

Organizations and individuals established and operating under the Enterprise Law that are having independently operating projects in the domains encouraged for socialization prescribed in the Prime Minister's list shall register with competent state agencies and tax offices to enjoy incentive policies under this Circular.

3. In the course of implementation, ministries, branches and provincial-level People's Committees should promptly report arising problems to the Ministry of Finance for timely settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Sy Danh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


41.749

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.119.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!