Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là các loại tài sản nào? Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quản lý như thế nào?

Cho tôi hỏi hiện nay tài sản thuộc sở hữu toàn dân là các loại tài sản nào theo quy định pháp luật? Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quản lý như thế nào? Tôi cảm ơn. Câu hỏi của anh Tuấn (Thái Bình).

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là các loại tài sản nào?

Căn cứ theo Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm có:

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Bên cạnh đó còn có các tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 gồm

- Tài sản bị tịch thu;

- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự;

- Tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước;

- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;

- Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là các loại tài sản nào?

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là các loại tài sản nào? (Hình từ Internet)

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cá nhân và pháp nhân quản lý như thế nào?

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cá nhân và pháp nhân quản lý thông qua đầu tư vào doanh nghiệp, giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Cụ thể được quy định tại Điều 200 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 201 Bộ luật Dân sự 2015Điều 202 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp
1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 201. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân
1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.
Điều 202. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

Việc quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo nguyên tắc thế nào?

Tại Điều 4 Nghị định 29/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.
3. Việc xác định giá trị và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo cơ chế thị trường.
4. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Theo đó việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản thuộc sở hữu toàn dân:
Sở hữu toàn dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với bất động sản vô chủ? Thủ tục, trình tự xác lập thế nào?
Pháp luật
Tài sản mà bệnh viện nhận được từ công ty dược tài trợ có phải tài sản thuộc sở hữu toàn dân không? Trách nhiệm của bệnh viện khi quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân là gì?
Pháp luật
Các tài sản thuộc sở hữu toàn dân nào sẽ được giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản?
Pháp luật
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là các loại tài sản nào? Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được quản lý như thế nào?
Pháp luật
Bất động sản được xem là vô chủ và xác lập quyền sở hữu toàn dân khi không xác định được chủ sở hữu trong bao lâu?
Pháp luật
Tài sản vô chủ có đương nhiên được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không? Nếu có thì trình tự, thủ tục thực hiện xác lập thế nào?
Pháp luật
Có được xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản thuộc sở hữu toàn dân
13,138 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân Sở hữu toàn dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào