Tài sản công bị hủy hoại do hỏa hoạn thì người có trách nhiệm tại cơ quan đó phải xử lý như thế nào?
- Tài sản công bị hủy hoại do hỏa hoạn thì người có trách nhiệm tại cơ quan xử lý như thế nào?
- Tài sản công của cơ quan ở địa phương nếu bị hủy hoại do hỏa hoạn tàn phá thì ai có thẩm quyền quyết định xử lý?
- Tài sản công bị hủy hoại do hỏa hoạn tàn phá thì trình tự và thủ tục xử lý thực hiện như thế nào?
Tài sản công bị hủy hoại do hỏa hoạn thì người có trách nhiệm tại cơ quan xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 như sau:
"Điều 47. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc giao tài sản được bồi thường bằng hiện vật hoặc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thay thế được thực hiện theo quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Luật này."
Theo đó, trường hợp tài sản công bị hủy hoại do hỏa hoạn thì người có trách nhiệm quản lý tại cơ quan của bạn thực hiện ngay các việc theo quy định trên.
Tài sản công
Tài sản công của cơ quan ở địa phương nếu bị hủy hoại do hỏa hoạn tàn phá thì ai có thẩm quyền quyết định xử lý?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 34. Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.”
Theo đó, tài sản công của cơ quan ở địa phương nếu bị hủy hoại do hỏa hoạn tàn phá thì tùy thuộc vào sự phân cấp thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Ví dụ như ở cơ quan cấp xã có quyền xử lý tài sản này hay không còn phụ thuộc vào sự phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trao quyền để giải quyết hay không.
Tài sản công bị hủy hoại do hỏa hoạn tàn phá thì trình tự và thủ tục xử lý thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 35. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản công bị mất, bị hủy hoại, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản có trách nhiệm xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra việc tài sản công bị mất, bị hủy hoại, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công: 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do bị mất, bị hủy hoại): 01 bản chính;
d) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm:
a) Cơ quan nhà nước có tài sản bị mất, bị hủy hoại;
b) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại; lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại);
c) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.
4. Việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, việc tài sản công bị hủy hoại do hỏa hoạn tàn phá thì trình tự và thủ tục xử lý thực hiện theo quy định trên.
Như vậy, có thể thấy tài sản công bị hủy hoại do hỏa hoạn tàn phá thì trình tự và thủ tục xử lý thực hiện theo quy định trên.
Nếu đầy đủ hồ sơ thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị hủy hoại đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?