Tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định sẽ được thanh lý trong những trường hợp như thế nào?
Tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
...
3. Thanh lý tài sản cố định:
a) Các đơn vị được thanh lý tài sản cố định trong những trường hợp sau:
- Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị và không thể tiếp tục sử dụng.
- Tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng mà không thể điều chuyển cho đơn vị khác.
- Tài sản cố định bị hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được hoặc nếu sửa chữa để sử dụng thì chi phí sửa chữa và giá trị còn lại tính cho thời gian còn lại lớn hơn chi phí thuê tài sản trong thời gian tương ứng.
- Nhà, công trình kiến trúc phải phá dỡ để thực hiện dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Khi cần thanh lý tài sản cố định, các đơn vị phải có văn bản đề nghị thanh lý, ghi rõ hiện trạng tài sản cố định và lý do thanh lý gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thanh lý thiết bị tin học (đối với máy chủ, hệ thống mạng và phần mềm phải có ý kiến của Cục Công nghệ tin học) phải huỷ bỏ đĩa cứng, xoá hết dữ liệu lưu trữ, cấu hình thiết bị lưu trữ ở các bộ nhớ trước khi bán thanh lý (kèm theo biên bản xử lý dữ liệu); thanh lý phương tiện vận tải phải có ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở Giao thông công chính). Các đơn vị chỉ được thanh lý tài sản cố định sau khi đề nghị thanh lý tài sản cố định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong những trường hợp sau:
(1) Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị và không thể tiếp tục sử dụng.
(2) Tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng mà không thể điều chuyển cho đơn vị khác.
(3) Tài sản cố định bị hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được hoặc nếu sửa chữa để sử dụng thì chi phí sửa chữa và giá trị còn lại tính cho thời gian còn lại lớn hơn chi phí thuê tài sản trong thời gian tương ứng.
(4) Nhà, công trình kiến trúc phải phá dỡ để thực hiện dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có được thanh lý tài sản cố định khi đề nghị thanh lý tài sản cố định chưa được phê duyệt hay không?
Căn cứ Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
...
3. Thanh lý tài sản cố định:
....
b) Khi cần thanh lý tài sản cố định, các đơn vị phải có văn bản đề nghị thanh lý, ghi rõ hiện trạng tài sản cố định và lý do thanh lý gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thanh lý thiết bị tin học (đối với máy chủ, hệ thống mạng và phần mềm phải có ý kiến của Cục Công nghệ tin học) phải huỷ bỏ đĩa cứng, xoá hết dữ liệu lưu trữ, cấu hình thiết bị lưu trữ ở các bộ nhớ trước khi bán thanh lý (kèm theo biên bản xử lý dữ liệu); thanh lý phương tiện vận tải phải có ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở Giao thông công chính). Các đơn vị chỉ được thanh lý tài sản cố định sau khi đề nghị thanh lý tài sản cố định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Khi thanh lý tài sản cố định, các đơn vị phải thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định, các thành phần bắt buộc của Hội đồng gồm: Đại diện Lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng kế toán, kiểm toán viên trưởng (đối với các đơn vị có bộ phận kiểm toán), trưởng phòng hành chính quản trị, cán bộ kỹ thuật (nếu có). Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ xác định hiện trạng tài sản và tổ chức bán thanh lý tài sản cố định theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định thì các đơn vị chỉ được thanh lý tài sản cố định sau khi đề nghị thanh lý tài sản cố định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi thanh lý tài sản cố định các đơn vị có cần phải thành lập Hội đồng thanh lý tài sản?
Căn cứ Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản cố định đã mua sắm
...
3. Thanh lý tài sản cố định:
...
b) Khi cần thanh lý tài sản cố định, các đơn vị phải có văn bản đề nghị thanh lý, ghi rõ hiện trạng tài sản cố định và lý do thanh lý gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thanh lý thiết bị tin học (đối với máy chủ, hệ thống mạng và phần mềm phải có ý kiến của Cục Công nghệ tin học) phải huỷ bỏ đĩa cứng, xoá hết dữ liệu lưu trữ, cấu hình thiết bị lưu trữ ở các bộ nhớ trước khi bán thanh lý (kèm theo biên bản xử lý dữ liệu); thanh lý phương tiện vận tải phải có ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở Giao thông công chính). Các đơn vị chỉ được thanh lý tài sản cố định sau khi đề nghị thanh lý tài sản cố định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Khi thanh lý tài sản cố định, các đơn vị phải thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định, các thành phần bắt buộc của Hội đồng gồm: Đại diện Lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng kế toán, kiểm toán viên trưởng (đối với các đơn vị có bộ phận kiểm toán), trưởng phòng hành chính quản trị, cán bộ kỹ thuật (nếu có). Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ xác định hiện trạng tài sản và tổ chức bán thanh lý tài sản cố định theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, khi thanh lý tài sản cố định thì các đơn vị phải thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?