Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?

Cho tôi hỏi tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật? Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán của Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định thanh lý những tài sản nào? Câu hỏi của chị Nguyệt từ Kiên Giang.

Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về các trường hợp thanh lý tài sản như sau:

Các trường hợp thanh lý tài sản
1. Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp sau:
1.1. Tài sản cố định đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định tại Quy chế này.
1.2. Tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng mà không thể điều chuyển cho đơn vị khác.
1.3. Tài sản cố định chưa hết thời hạn sử dụng nhưng bị hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản).
1.4. Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với công cụ dụng cụ, vật liệu:
Các đơn vị chỉ được thanh lý công cụ dụng cụ, vật liệu khi:
2.1. Công cụ dụng cụ đã hết thời gian sử dụng theo quy định tại Quy chế này.
2.2. Công cụ dụng cụ chưa hết thời gian sử dụng nhưng bị hỏng không sửa chữa được hoặc sửa chữa tốn kém, không hiệu quả.

Như vậy, theo quy định, tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp sau đây:

(1) Tài sản cố định đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019.

(2) Tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng mà không thể điều chuyển cho đơn vị khác.

(3) Tài sản cố định chưa hết thời hạn sử dụng nhưng bị hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản).

(4) Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?

Tài sản cố định của Ngân hàng Nhà nước được thanh lý trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán của Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định thanh lý những tài sản nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản như sau:

Phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản
1. Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán quyết định việc thanh lý:
a) Tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô;
b) Tài sản cố định khác có nguyên giá ≥ 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định thanh lý:
a) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của các đơn vị Ngân hàng nhà nước (trừ Cục Quản trị) có nguyên giá từ 300 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của Cục Quản trị có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý:
a) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) có nguyên giá dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản. Riêng Cục trưởng Cục Quản trị thực hiện phê duyệt thanh lý tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Công cụ dụng cụ;
c) Vật liệu.

Như vậy, theo quy định, Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán của Ngân hàng Nhà nước có quyền quyết định thanh lý những tài sản sau đây:

(1) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của các đơn vị Ngân hàng nhà nước (trừ Cục Quản trị) có nguyên giá từ 300 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản;

(2) Tài sản cố định (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của Cục Quản trị có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.

Việc thanh lý tài sản phải được thực hiện trong vòng bao lâu kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền?

Căn cứ khoản 6 Điều 30 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về quy trình thanh lý tài sản như sau:

Quy trình thanh lý tài sản
...
4. Trường hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thanh lý tài sản theo hình thức bán, các đơn vị tiếp tục thực hiện quy trình theo quy định tại Mục 4, Chương IV, Quy chế này.
5. Sau khi thanh lý tài sản, các đơn vị báo cáo kết quả thanh lý tài sản trên Phân hệ F A và gửi hồ sơ bán đấu giá (đối với tài sản phải thực hiện bán đấu giá) về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tài chính - Kế toán).
6. Thời gian thực hiện thanh lý tài sản:
6.1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thanh lý hợp lệ, cấp có thẩm quyền có quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp.
6.2. Trong thời hạn 60 ngày đối với nhà làm việc và các tài sản cố định gắn liền với đất, 30 ngày đối với các tài sản khác, kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền, đơn vị phải tổ chức thanh lý theo quy định.
6.3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, đơn vị phải hạch toán giảm tài sản theo quy định về kế toán của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định.

Như vậy, trong thời hạn 60 ngày đối với nhà làm việc và các tài sản cố định gắn liền với đất, 30 ngày đối với các tài sản khác, kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cấp có thẩm quyền, đơn vị phải tổ chức thanh lý theo quy định.

Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài sản cố định (TSCĐ) có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không? Cần những điều kiện gì để được tính vào chi phí được trừ?
Pháp luật
04 tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là tài sản cố định hữu hình theo Chuẩn mực kế toán số 03 là gì?
Pháp luật
Nâng cấp tài sản cố định là gì? Chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định có được hạch toán vào chi phí sản xuất không?
Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định có được khấu trừ không? Và có các tài sản cố định nào không phải kê khai, tính nộp thuế?
Pháp luật
Hao mòn tài sản cố định là gì? Những tài sản cố định nào của doanh nghiệp không bắt buộc phải trích khấu hao?
Pháp luật
Giá trị còn lại của tài sản cố định là gì? Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định được tính thế nào?
Pháp luật
Khoản chi khấu hao đối với tài sản cố định không được theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán có tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Tài sản cố định vô hình là gì? Khi sáp nhập doanh nghiệp tài sản cố định vô hình được kế toán ghi nhận ra sao?
Pháp luật
Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Tài sản cố định thuê tài chính có phải thực hiện trích khấu hao hay không?
Pháp luật
Trích khấu hao khi không mua lại tài sản cố định thuê tài chính thế nào? Nghĩa vụ của doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định thuê tài chính là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định
493 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào