Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ?
- Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam gồm những loại nào?
- Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ?
- Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được quy định thế nào?
Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam gồm những loại nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về tài sản chìm đắm như sau:
Tài sản chìm đắm bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.
Theo quy định trên, tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam gồm những loại sau:
+ Tàu thuyền, hàng hóa chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.
+ Các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.
Tài sản chìm đắm (Hình từ Internet)
Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2017/NĐ-CP về phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau:
Phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành hai cấp độ:
1. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gây mất an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hoạt động đường thủy nội địa tại khu vực nhưng chưa gây ách tắc luồng và chưa phải áp dụng biện pháp cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;
b) Có nguy cơ gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa đến tính mạng con người;
c) Có chứa đựng đến 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc đến 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.
2. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gây ách tắc luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa hoặc phải cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;
b) Xảy ra tràn dầu hoặc hóa chất nguy hiểm, độc hại;
c) Gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người;
d) Có chứa đựng trên 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc trên 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.
3. Căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Cảng vụ có trách nhiệm xác định loại tài sản chìm đắm nguy hiểm và báo cáo ngay bằng văn bản cho cấp trên trực tiếp là Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh, quốc phòng, di sản văn hóa, Cảng vụ phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 và tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 được quy định cụ thể tương ứng được quy định khoản 1, khoản 2 Điều 4 nêu trên.
Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định thông tin về tài sản chìm đắm như sau:
Thông tin về tài sản chìm đắm
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm; trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan. Việc cung cấp thông tin có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức sau: Trực tiếp, điện thoại, fax, email hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
...
Như vậy, chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm.
Trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan.
Lưu ý: Việc cung cấp thông tin có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức trực tiếp, điện thoại, fax, email hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?