Tại quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia, thao tác thiết bị điện nhất thứ yêu cầu phải có bao nhiêu người thực hiện?
- Tại quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia, thao tác thiết bị điện nhất thứ yêu cầu phải có bao nhiêu người thực hiện?
- Yêu cầu đối với người giám sát và người thao tác thực hiện quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia như thế nào?
- Sau khi kết thúc thao tác thiết bị điện nhất thứ các thủ tục giao nhận thiết bị phải được ghi chép đầy đủ với các nội dung gì?
Tại quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia, thao tác thiết bị điện nhất thứ yêu cầu phải có bao nhiêu người thực hiện?
Tại Điều 13 Thông tư 44/2014/TT-BCT (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BCT) có quy định về thực hiện thao tác thiết bị điện nhất thứ trong hệ thống điện quốc gia như sau:
Thực hiện thao tác thiết bị điện nhất thứ
1. Mọi thao tác tại vị trí đặt thiết bị điện nhất thứ đều phải có hai người phối hợp thực hiện: Một người giám sát và một người thao tác trực tiếp. Trong mọi trường hợp, hai người đều chịu trách nhiệm như nhau về thao tác.
2. Tại vị trí đặt thiết bị điện nhất thứ, hai người phối hợp thực hiện thao tác phải biết rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị điện tại hiện trường, đã được đào tạo và kiểm tra đạt được chức danh vận hành và được bố trí làm công việc thao tác. Người thao tác trực tiếp phải có bậc an toàn từ bậc 03 (ba) trở lên, người giám sát phải có bậc an toàn từ bậc 04 (bốn) trở lên. Trình tự tiến hành thao tác theo phiếu thao tác như sau:
a) Tại vị trí thao tác, nhân viên vận hành phải kiểm tra lại xem tên các thiết bị có tương ứng với tên trong phiếu thao tác không;
b) Khi đã khẳng định thiết bị phải thao tác là đúng, người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc lại lệnh và thực hiện từng bước thao tác theo phiếu thao tác.
3. Khi tiến hành các thao tác phức tạp như đóng điện, thí nghiệm thiết bị mới phải được thực hiện theo phương thức đã được phê duyệt, có sự thống nhất với các đơn vị liên quan và với cấp điều độ có quyền điều khiển tương ứng. Trong đó, chỉ rõ người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình thực hiện thao tác và những công việc đã ghi trong chương trình.
...
Theo đó thao tác điện nhất thứ thực hiện theo quy định nêu trên. Trong đó có nêu mọi thao tác tại vị trí đặt thiết bị điện nhất thứ đều phải có hai người phối hợp thực hiện: Một người giám sát và một người thao tác trực tiếp. Trong mọi trường hợp, hai người đều chịu trách nhiệm như nhau về thao tác.
Yêu cầu đối với người giám sát và người thao tác thực hiện quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia như thế nào?
Tại Điều 12 Thông tư 44/2014/TT-BCT có quy định về yêu cầu đối với người giám sát và người thao tác thực hiện quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia như sau:
Yêu cầu đối với người giám sát, người thao tác
Khi thực hiện phiếu thao tác, người giám sát, người thao tác phải thực hiện các nội dung sau:
1. Đọc kỹ phiếu thao tác và kiểm tra phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích thao tác.
2. Khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác cần đề nghị người ra lệnh thao tác hoặc người duyệt phiếu giải thích và chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác.
3. Phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác trước khi thao tác.
4. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng, phù hợp của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác.
5. Phải thực hiện tất cả các thao tác đúng theo trình tự trong phiếu thao tác. Không được tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của người ra lệnh thao tác.
6. Khi thực hiện xong mỗi bước thao tác, phải đánh dấu từng thao tác vào phiếu để tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục.
7. Trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường, phải ngừng thao tác để kiểm tra và tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo.
8. Phải thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định về kỹ thuật an toàn điện.
Sau khi kết thúc thao tác thiết bị điện nhất thứ các thủ tục giao nhận thiết bị phải được ghi chép đầy đủ với các nội dung gì?
Tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 44/2014/TT-BCT (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BCT) quy định như sau:
Sau khi kết thúc thao tác thiết bị điện nhất thứ nhân viên vận hành phải thực hiện các thủ tục giao nhận thiết bị, ghi chép đầy đủ vào so nhật ký vận hành các nội dung sau:
- Tên phiếu thao tác;
- Những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động, đặt hoặc tháo gỡ các tiếp địa di động (chỉ rõ địa điểm đặt hoặc tháo gỡ tiếp địa);
- Những thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành, các đội công tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí là gì? Điều kiện áp dụng giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí?
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?