Tai nạn giao thông đường bộ là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định thế nào?
Tai nạn giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
12. Tai nạn giao thông đường bộ là va chạm liên quan đến người, phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, xảy ra ngoài ý muốn của người tham gia giao thông đường bộ, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức.
13. Thiết bị an toàn cho trẻ em là thiết bị có đủ khả năng bảo đảm an toàn cho trẻ em ở tư thế ngồi hoặc nằm trên xe ô tô, được thiết kế để giảm nguy cơ chấn thương cho người dùng trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc xe ô tô giảm tốc độ đột ngột, bằng cách hạn chế sự di chuyển của cơ thể trẻ em.
14. Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ là thiết bị kỹ thuật công nghệ có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các tình huống giao thông đường bộ, vi phạm pháp luật trên đường bộ; do lực lượng chức năng sử dụng để hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tình huống và xử lý vi phạm pháp luật trên đường bộ.
Theo đó, tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là va chạm liên quan đến người, phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, xảy ra ngoài ý muốn của người tham gia giao thông đường bộ, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức.
Tai nạn giao thông đường bộ là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 83 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy địn về việc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Theo đó, nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
(1) Tất cả các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật;
(2) Người gây tai nạn giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
(3) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm phối hợp giải quyết;
(4) Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
(5) Đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người và phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trách nhiệm phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 81 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định trách nhiệm phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
- Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
- Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải thông tin cho cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết.
- Doanh nghiệp bảo hiểm đối với người, phương tiện, tài sản liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ phải cử người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện của doanh nghiệp đến hiện trường phối hợp với đơn vị giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng Nhà nước không thực hiện cấp đổi Giấy phép đối với các nội dung hoạt động nào của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
- Mẫu Tờ trình xin bổ sung nhân sự đột xuất khi doanh nghiệp phát sinh dự án? Tải mẫu Tờ trình xin bổ sung nhân sự đột xuất?
- Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe là gì? Loại xe ô tô nào phải lắp thiết bị giám sát hành trình trên xe?
- Đèn vàng có ý nghĩa gì? Đèn vàng mà Cảnh sát giao thông ra hiệu được đi thì có được đi tiếp không?
- Tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước theo Nghị định 72 được quy định thế nào?