Tải mẫu đơn ly hôn viết tay mới nhất 2024? Quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được chia như thế nào?
Tải mẫu đơn ly hôn viết tay mới nhất 2024?
Căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hiện nay việc ly hơn được chia thành hai trường hợp:
(1) Thuận tình ly hôn
(2) Ly hôn theo yêu cầu của một bên hay còn gọi là đơn phương ly hôn
Tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã phân chia rõ:
Thuận tình ly hôn được xác định là việc dân sự theo quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Đơn phương ly hôn được xác định là tranh chấp về hôn nhân và gia đình hay vụ án dân sự theo quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không bắt buộc đơn ly hôn phải theo mẫu quy định. Nếu viết đơn ly hôn viết tay, dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn, thì vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.
Hiện nay, vẫn chưa có mẫu đơn ly hôn cụ thể tuy nhiên nhìn chung các mẫu đơn ly hôn viết tay thường phải đáp ứng các nội dung:
- Ngày, tháng, năm làm đơn
- Tên Tòa án nhận đơn
- Họ tên, nơi cư trú, số CMND (hộ chiếu) của người viết đơn
- Tên, nơi cư trú của vợ/chồng
- Nội dung xin ly hôn
- Về con chung
- Về tài sản chung
- Họ tên và chữ ký của người viết đơn…
Tuy nhiên, hiện nay để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự pháp luật quy định về các loại biểu mẫu trong tố tụng dân sự. Do đó, khi viết tay đơn ly hôn để đảm bảo Tòa án không trả lại đơn thì cần dựa vào nội dung tại các biểu mẫu được ban hành, cụ thể:
Mẫu đơn ly hôn viết tay trường hợp thuận tình ly hôn
Để mẫu đơn ly hôn viết tay trường hợp thuận tình ly hôn được chuẩn xác cần dựa trên mẫu đơn số 01-VDS (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự) được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Tải về Mẫu số 01-VDS
Mẫu đơn ly hôn viết tay trường hợp đơn phương ly hôn
Để mẫu đơn ly hôn viết tay trường hợp đơn phương ly hôn được chuẩn xác cần dựa trên mẫu đơn số 23-DS (Đơn khởi kiện) được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tải về Mẫu số 23-DS
Tải mẫu đơn ly hôn viết tay mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được chia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được chia như sau:
- Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
- Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
+ Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
+ Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Ai là người có nghĩa vụ nộp tiền lệ phí khi thuận tình ly hôn?
Theo Điều 149 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu lệ phí như sau:
Nghĩa vụ chịu lệ phí
1. Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.
2. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.
Như vậy, đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì hai vợ, chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc chịu lệ phí. Nếu không thỏa thuận được thì mỗi người sẽ chịu một nửa lệ phí.
Căn cứ theo quy định hiện hành tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí khi thuận tình ly hôn hiện nay như sau:
Lệ phí sơ thẩm là 300.000 đồng.
Lệ phí phúc thẩm là 300.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?