Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của người sử dụng lao động cần những gì?

Xin hỏi, việc sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm nguyên tắc gì? Người sử dụng lao động cần chuẩn bị tài liệu gì gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm? Câu hỏi của anh H.P (Tp.HCM).

Việc sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm nguyên tắc gì?

Việc sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Việc rà soát, đánh giá phải được thực hiện đối với nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể.
b) Quá trình chọn mẫu để rà soát, đánh giá phải được thực hiện phù hợp với từng loại hình, quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đại diện vùng, miền lấy mẫu.
c) Kết quả rà soát, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động được sử dụng để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề là kết quả rà soát, đánh giá được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng cho đến tháng đề xuất.
...

Theo quy định trên, việc sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Việc rà soát, đánh giá phải được thực hiện đối với nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể.

- Quá trình chọn mẫu để rà soát, đánh giá phải được thực hiện phù hợp với từng loại hình, quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đại diện vùng, miền lấy mẫu.

- Kết quả rà soát, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động được sử dụng để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là kết quả rà soát, đánh giá được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng cho đến tháng đề xuất.

danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động cần chuẩn bị tài liệu gì gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Người sử dụng lao động cần chuẩn bị tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
...
2. Căn cứ vào kết quả phân loại lao động theo phương pháp được quy định tại Thông tư này, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề thì người sử dụng lao động có văn bản gửi bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm:
a) Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.
b) Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Theo đó, căn cứ vào kết quả phân loại lao động theo phương pháp được quy định tại Thông tư này, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động có văn bản gửi bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm:

- Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.

- Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

- Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

Cơ quan nào xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Cơ quan xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
...
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Như vậy, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Đồng thời xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ, gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Được xác định là công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khi làm công việc sửa chữa cơ điện trong hầm lò thời gian bao lâu?
Pháp luật
Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng có thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?
Pháp luật
Tổng hợp nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 2024? Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ra sao?
Pháp luật
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2023? Quyền lợi của người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Pháp luật
Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của người sử dụng lao động cần những gì?
Pháp luật
Người làm nghề nặng nhọc độc hại thì thời gian làm việc bình thường là bao lâu? Đối với người lao động làm nghề nặng nhọc độc hại thì ngày ngày nghỉ hàng năm là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Người sử dụng lao động đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần chuẩn bị tài liệu gì gửi kèm văn bản đề xuất?
Pháp luật
Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại được khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Chăm sóc ngựa đực giống có thuộc Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hay không?
Pháp luật
Thủ kho mìn trong hầm lò có phải là công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện nay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
620 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào