Tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật thì có thể bị xử lý như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?
- Có được tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật không?
- Tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật thì có thể bị xử lý như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật là bao lâu?
Có được tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Tôn trọng tổ ấm và gia đình
...
3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình một cách bình đẳng. Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, và để ngăn chặn sự giấu diếm, bỏ rơi, vô trách nhiệm, cách ly trẻ em khuyết tật, quốc gia thành viên cam kết cung cấp thông tin, dịch vụ và sự hỗ trợ kịp thời và toàn diện cho trẻ em khuyết tật và gia đình họ.
4. Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha mẹ trái với ý muốn của trẻ, trõ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với luật và thủ tục có hiệu lực rằng việc tách trẻ khỏi cha mẹ là cần thiết vì lợi ích tốt nhất của trẻ, quyết định này phải được xem xét lại về mặt tư pháp. Trong mọi trường hợp, không bao giờ được tách trẻ em khỏi cha mẹ trên cơ sở sự khuyết tật của trẻ, của bố, mẹ hoặc của cả hai bố mẹ.
5. Khi gia đình ruột thịt của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc trẻ, quốc gia thành viên tiến hành mọi nỗ lực để cung cấp sự chăm sóc thay thế trong gia đình lớn hơn của trẻ, nếu không được, thì chăm sóc tại cộng đồng ở một nơi bố trí như gia đình.
Theo đó, không thể tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật thì có thể bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Và mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, còn tổ chức vi phạt thì sẽ bị phạt gấp 02 lần mức cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tách trẻ em khỏi cha mẹ vì cả cha và mẹ đều là người khuyết tật là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?