Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 13 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của cơ sở giáo dục như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của cơ sở giáo dục
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
b) Không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
c) Không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng;
d) Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;
đ) Đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
g) Cản trở quyền học tập của người khuyết tật.
…
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, mức phạt tiền đối với quy định trên là mức phạt tiền đối với tổ chức nên nếu cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập là cản trở quyền học tập của người khuyết tật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? (hình từ internet)
Người khuyết có được nhập học với độ tuổi cao hơn độ tuổi quy định không?
Theo Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về giáo dục đối với người khuyết tật như sau:
Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy đinh như sau:
Ưu tiên nhập học và tuyển sinh
1. Ưu tiên nhập học
Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.
...
Như vậy, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông. Cụ thể người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.
Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Theo Điều 28 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về phương thức giáo dục người khuyết tật như sau:
Phương thức giáo dục người khuyết tật
1. Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
2. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
3. Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Như vậy, có 3 phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm: giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị cấp tiền học bổng và hỗ trợ kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng (Dùng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?