Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn như thế nào?
- Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh năm 2023 là gì?
- Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh năm 2023 tại vùng khó khăn như thế nào?
- Chi tiết các điều được sửa đổi, bổ sung về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh năm 2023 tại vùng khó khăn như thế nào?
Mới đây, ngày 05/6/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh năm 2023 là gì?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Vùng khó khăn
1. Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy định tại Quyết định này bao gồm:
a) Các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
2. Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại khoản 1 Điều này cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định này.
Như vậy, vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh được quy định bao gồm các đối tượng nêu trên.
Có thể thấy rằng, so với quy định cũ tại Điều 2 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg đã có nhiều sửa đổi, bổ sung mới về nội dung quy định đối tượng vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh.
Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn như thế nào? (Hình internet)
Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh năm 2023 tại vùng khó khăn như thế nào?
Một số nội dung khác tại Quyết định 31/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có thể kể đến như:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Đối tượng được vay vốn
- Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Điều kiện được vay vốn
- Sửa đổi, bổ sung Điều 7 Mức vốn cho vay
- Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Lãi suất cho vay
- Sửa đổi, bổ sung Điều 10 Bảo đảm tiền vay
- Bổ sung khoản 3 Điều 13 Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 16 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Chi tiết các điều được sửa đổi, bổ sung về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh năm 2023 tại vùng khó khăn như thế nào?
- Một là, tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng được vay vốn
Các hộ gia đình theo quy định của pháp luật (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm tại vùng khó khăn theo quy định tại Điều 2 và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 4 Quyết định này (sau đây gọi chung là người vay vốn).”
- Hai là, khoản 3 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Điều kiện được vay vốn
1. Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận.
2. Người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Người vay vốn cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.
4. Người vay vốn không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Người vay vốn không có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình:
a) Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
b) Chương trình cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
c) Các chương trình tín dụng cho vay khác đối với hộ gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (nếu có).”
- Ba là, tại khoản 4 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 7 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Mức vốn cho vay
Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người vay vốn.”
Như vậy, so với trước đây, mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn tối đa là 30 triệu đồng.
- Bốn là, tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 8 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay bằng 9%/năm.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
3. Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Lãi suất cho vay đảm bảo nguyên tắc bù đắp lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý đối với Chương trình này. Trong đó, lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội.”
- Năm là, tại khoản 6 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 10 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Bảo đảm tiền vay
Người vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.”
- Sáu là, tại khoản 7 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 12 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Xử lý rủi ro
Việc xử lý rủi ro được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.”
- Bảy là, tại khoản 8 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg bổ sung khoản 3 Điều 13 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
...
3. Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mức lãi suất cho vay trong từng thời kỳ.”
- Tám là, tại khoản 9 Điều 1 Quyết định 17/2023/QĐ-TTg sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 16 Quyết định 31/2007/QĐ-TTg như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
...
2. Bộ Tài chính
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính theo thẩm quyền;”
Như vậy, Quyết định 17/2023/QĐ-TTg đã sửa đổi chi tiết một số nội dung nêu trên về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.
Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/8/2023.
Xem chi tiết toàn văn tại đây Quyết định 17/2023/QĐ-TTg
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?