Kế hoạch thanh tra Công an nhân dân hằng năm phải trình cho Bộ trưởng Bộ Công an vào thời gian nào?
Kế hoạch thanh tra Công an nhân dân hằng năm phải trình cho Bộ trưởng Bộ Công an vào thời gian nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 41/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 25/2021/NĐ-CP) quy định về việc xây dựng và phế duyệt kế hoạch thanh tra Công an nhân dân như sau:
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra
1. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của Bộ, Thanh tra Bộ xây dựng Kế hoạch thanh tra hằng năm của Bộ Công an trình Bộ trưởng chậm nhất vào ngày 15 tháng 11. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
2. Căn cứ kế hoạch thanh tra của Bộ Công an và yêu cầu quản lý của Công an đơn vị, địa phương, Chánh Thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng đơn vị chậm nhất vào ngày 05 tháng 12. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phê duyệt chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
3. Kế hoạch thanh tra theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo quy định trên thì Thanh tra Bộ Công an phải xây dựng Kế hoạch thanh tra hằng năm và trình cho Bộ trưởng Bộ Công an chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm.
Cũng theo quy định này thì Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
Kế hoạch thanh tra Công an nhân dân hằng năm phải trình cho Bộ trưởng Bộ Công an vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Công tác thanh tra Công an nhân dân sẽ được tiến hành theo những hình thức nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về hình thức tiến hành công tác thanh tra Công an nhân dân như sau:
Hình thức thanh tra và căn cứ ra quyết định thanh tra
1. Hoạt động thanh tra Công an nhân dân có ba hình thức là thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Đoàn thanh tra, Tổ thanh tra hoặc cử cán bộ thanh tra tiến hành thanh tra độc lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Căn cứ ra quyết định thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Thanh tra.
Như vậy, công tác thanh tra Công an nhân dân sẽ được tiến hành theo ba hình thức là:
- Thanh tra theo kế hoạch;
- Thanh tra thường xuyên;
- Thanh tra đột xuất.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Đoàn thanh tra, Tổ thanh tra hoặc cử cán bộ thanh tra tiến hành thanh tra độc lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Công tác thanh tra Công an nhân dân về hành chính được tiến hành đột xuất trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 41/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 25/2021/NĐ-CP) quy định về việc thanh tra đột xuất như sau:
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất
1. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao.
2. Căn cứ Khoản 1 Điều này, Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng Công an cùng cấp để báo cáo.
3. Đối với lĩnh vực, vụ việc phức tạp liên quan đến trách nhiệm quản lý của Công an nhiều đơn vị, địa phương, Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
4. Đối với lĩnh vực, vụ việc đặc biệt phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó trách nhiệm của Công an là chủ yếu, Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
5. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng ra quyết định thanh tra đột xuất đối với vụ việc theo thẩm quyền, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đến Thanh tra Công an cấp trên trực tiếp.
Như vậy, công tác thanh tra Công an nhân dân được tiến hành đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao.
Theo đó, Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất đến Thủ trưởng Công an cùng cấp để báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia từ 22/10/2024 gồm những gì?
- Người nước ngoài tại Việt Nam muốn sinh hoạt tôn giáo tập trung cần xin phép không? Hồ sơ đề nghị để sinh hoạt tôn giáo tập trung tại Việt Nam?
- Chế độ đối với người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định 141?
- Khẩu hiệu ngày đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024? Khẩu hiệu tuyên truyền ngày đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024 thế nào?
- Nhà chung cư bị cháy có bắt buộc phải phá dỡ hay không? Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư là gì?