Sử dụng xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định nhưng không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật sẽ bị xử phạt thế nào?
- Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định có bắt buộc bố trí chỗ ưu tiên cho người khuyết tật không?
- Việc bố trí chỗ cho người khuyết tật trên xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định thuộc trách nhiệm của những chủ thể nào?
- Sử dụng xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định nhưng không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật sẽ bị xử phạt thế nào?
Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định có bắt buộc bố trí chỗ ưu tiên cho người khuyết tật không?
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT về quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Phải đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Được niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.
4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
5. Có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
6. Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm: quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
7. Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).
Theo khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
...
4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
c) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
...
Theo quy định trên, ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định bắt buộc bắt buộc phải bố trí chỗ ưu tiên cho người khuyết tật.
Vận tải hành khách theo tuyến cố định (Hình từ Internet)
Việc bố trí chỗ cho người khuyết tật trên xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định thuộc trách nhiệm của những chủ thể nào?
Theo khoản 4 Điều 27 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuyến cố định như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuyến cố định
...
4. Có trách nhiệm đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi, nằm đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách; bố trí chỗ ngồi, nằm ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; có trách nhiệm sơ cứu hành khách có biểu hiện đau ốm, sinh nở.
...
Theo đó, việc bố trí chỗ cho người khuyết tật trên xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định thuộc trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tuyến cố định.
Sử dụng xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định nhưng không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
g) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai theo quy định;
...
Như vậy, hành vi sử dụng xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định nhưng không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?