Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa như thế nào? Có phải lắp thiết bị giám sát hành trình không?
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki- lô-mét, không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki- lô-mét trở xuống.
4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.
5. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có sức chứa dưới 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm. Không sử dụng xe ô tô chở người có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn 08 chỗ từ xe ô tô lớn hơn 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe).
Đồng thời, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có niên hạn sử dụng như sau:
- Không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 km;
- Không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 km trở xuống.
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa như thế nào? Có phải lắp thiết bị giám sát hành trình không? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp điều hành vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có trình độ ra sao?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Nghị định 158/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ
...
2. Người trực tiếp điều hành vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu như sau:
a) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe ô tô kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc phải có trình độ chuyên môn về vận tải (có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải hoặc đường bộ trở lên);
b) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa (không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này) đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản này hoặc phải có kinh nghiệm làm việc tại đơn vị kinh doanh vận tải tối thiểu từ 03 năm trở lên hoặc là chủ hộ kinh doanh vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc là người đại diện pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải;
c) Bảo đảm về thời gian làm việc tại đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với thời gian hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
...
Như vậy, người trực tiếp điều hành vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có trình độ chuyên môn về vận tải.
Cụ thể, người trực tiếp điều hành vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải hoặc đường bộ trở lên.
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có phải lắp thiết bị giám sát hành trình không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
...
Như vậy, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xét tặng danh hiệu Thôn, tổ dân phố văn hóa thế nào? Đề nghị xét tặng danh hiệu cần giấy tờ gì?
- Phân vùng môi trường như thế nào? Yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng môi trường được quy định như thế nào?
- Nhà thờ có được xem là cơ sở tôn giáo không? Ai có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo tại nhà thờ của tổ chức tôn giáo?
- Tòa án nào sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử? Thẩm quyền chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử?
- Giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ra sao? Trình tự giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thế nào?