Sử dụng tiền kỹ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ để làm phương tiện thanh toán trên trang web thương mại điện tử có được không?
- Sử dụng tiền kỹ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ để làm phương tiện thanh toán trên trang web thương mại điện tử có được không?
- Sử dụng phương tiện thanh toán là một loại tiền kỹ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ có vi phạm pháp luật không?
- Sử dụng phương tiện thanh toán là một loại tiền kỹ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ bị xử phạt như thế nào?
Sử dụng tiền kỹ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ để làm phương tiện thanh toán trên trang web thương mại điện tử có được không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) có nêu như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1."
Như vậy theo quy định này phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt không bao gồm tiền kĩ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ để thanh toán.
Sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Sử dụng phương tiện thanh toán là một loại tiền kỹ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ có vi phạm pháp luật không?
Ngoài ra tại Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) có nêu các hành vi bị cấm như sau:
- Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, thay thế phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.
- Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
- Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
- Tiết lộ, cung cấp thông tin có liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật.
- Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh.
- Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Theo đó, anh phải thực hiện những phương thức trên để dùng thanh toán cho trang thương mại điện tử của mình. Việc anh dùng tiền kỹ thuật số để thanh toán mà không dùng Việt Nam đồng thuộc trường hợp sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp nên sẽ vi phạm.
Sử dụng phương tiện thanh toán là một loại tiền kỹ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) thì việc sử dụng phương tiện thanh toán là một loại tiền kĩ thuật số được đảm bảo bằng VNĐ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm g khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) về các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
- Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?