Sử dụng phà chở khách ngang sông không đảm bảo điều kiện hoạt động dẫn đến chết người, chủ phà bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Sử dụng phà chở khách ngang sông không đảm bảo điều kiện hoạt động, chủ phà bị phạt bao nhiêu tiền?
- Sử dụng phà chở khách ngang sông không đảm bảo điều kiện hoạt động dẫn đến chết người, chủ phà bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Chủ phà là phụ nữ mang thai thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Sử dụng phà chở khách ngang sông không đảm bảo điều kiện hoạt động, chủ phà bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm đ khoản 1 Điều 20 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện, người thuê phương tiện
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao người không đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi, không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp theo quy định điều khiển (lái) phương tiện, làm việc trên phương tiện mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không bố trí thời gian nghỉ ngơi cho thuyền viên làm việc trên phương tiện theo quy định;
c) Không bố trí cho thuyền viên nghỉ đủ số ngày nghỉ hàng năm theo quy định;
d) Không bố trí đủ định biên thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng thuyền viên không có tên trong danh bạ thuyền viên;
đ) Nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định;
e) Nhận, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định;
b) Cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê (trừ hường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản);
c) Sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp.
Theo đó, khi sử dụng phà chở khách ngang sông không đảm bảo điều kiện hoạt động, chủ phà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân, tức là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn (Hình từ Internet)
Sử dụng phà chở khách ngang sông không đảm bảo điều kiện hoạt động dẫn đến chết người, chủ phà bị phạt tù bao nhiêu năm?
Theo Điều 274 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 86 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, sử dụng phà chở khách ngang sông rõ ràng không đảm bảo điều kiện hoạt động, an toàn kỹ thuật dẫn đến chết người, chủ phà có thể bị truy cứu trách sự với mức phạt tù như sau:
- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp làm chết 01 người.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp làm chết 02 người.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp làm chết 03 người trở lên.
Chủ phà là phụ nữ mang thai thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Theo điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
...
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
...
Theo đó, trường hợp chủ phà sử dụng phà chở khách ngang sông rõ ràng không đảm bảo điều kiện hoạt động, an toàn kỹ thuật dẫn đến chết người là phụ nữ mang thai thì có thể xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?