Sử dụng ngôn ngữ và nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Nhượng quyền thương mại (hình từ Internet)
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
Chiếu theo quy định này, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt.
Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
Thương nhân sử dụng ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhượng quyền thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
b) Ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định;
c) Cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
đ) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc báo cáo không trung thực, không đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
b) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
c) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với những hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc không có giấy phép theo quy định;
b) Tiếp tục kinh doanh nhượng quyền thương mại khi đã hết thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh nhượng quyền thương mại hàng cấm, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo quy định trên, thương nhân sử dụng ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính này là mức phạt đối với thương nhân là cá nhân sử dụng ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định.
Đối với tổ chức, mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai với cùng hành vi (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?