Các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có được quyền thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm hay không?
- Các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có được quyền thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm hay không?
- Các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể thỏa thuận mức phạt vi phạm tối đa là bao nhiêu khi lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam?
- Trong nhượng quyền thương mại thì bên nhận quyền có những nghĩa vụ nào?
Các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có được quyền thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm hay không?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Đồng thời, tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 về phạt vi phạm:
Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp lựa chọn áp dụng luật Việt Nam các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có quyền thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm theo quy định.
Ngoài ra, chế tài phạt vi phạm sẽ được áp dụng khi có đủ các điều kiện:
- Có một bên vi phạm hợp đồng;
- Trong hợp đồng có thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm.
- Không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm tại Điều 294 Luật Thương mại 2005, cụ thể bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Lưu ý: Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có được quyền thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm hay không? (Hình từ Internet)
Các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể thỏa thuận mức phạt vi phạm tối đa là bao nhiêu khi lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 về mức phạt vi phạm
Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Như vậy, nếu các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
Trong đó, Điều 266 của Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai:
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
- Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Trong nhượng quyền thương mại thì bên nhận quyền có những nghĩa vụ nào?
Theo quy định tại Điều 289 Luật Thương mại 2005 thì trong nhượng quyền thương mại thì bên nhận quyền có những nghĩa vụ sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?