Sử dụng điện thoại khi đổ xăng có bị xử lý hay không? Nếu bị xử lý thì hình thức xử lý như thế nào?

Tôi muốn hỏi về việc sử dụng điện thoại khi đổ xăng. Tôi đi đổ xăng và thấy người đổ xăng yêu cầu là không được sử dụng điện thoại trong cây xăng. Tôi không biết nếu sử dụng điện thoại trong cây xăng có sao hay không? Sử dụng điện thoại khi đổ xăng có bị xử lý hay không?

Nguyên nhân sử dụng điện thoại di động trong cây xăng gây cháy nổ?

Điện thoại di động có thể phát ra sóng điện thoại di động trong lúc máy hoạt động. Và sóng điện thoại di động phát ra tiếp xúc với các sóng xung quanh phát sinh ra tia lửa nhỏ. Tuy nhiên, trong môi trường dễ gây cháy nổ cao như cây xăng thì những tia lửa nhỏ có khả năng gây cháy nổ cao hơn. Do đó, trạm xăng dầu cấm các hành vi sử dụng điện thoại di động trong lúc vào cây xăng.

Sử dụng điện thoại di động trong cây xăng bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật."

Như vậy, theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người sử dụng điện thoại trong cây xăng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Sử dụng điện thoại khi đổ xăng có bị xử lý hay không? Nếu bị xử lý thì hình thức xử lý bao gồm những gì?

Sử dụng điện thoại khi đổ xăng có bị xử lý hay không? Nếu bị xử lý thì hình thức xử lý bao gồm những gì?

Sử dụng điện thoại di động trong cây xăng gây cháy nổ bị xử lý như thế nào?

Trong trường hợp nếu như bị có biển cấm nhưng vẫn sử dụng điện thoại di động khi đổ xăng và gây cháy nổ thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra. Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ Luật dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

"Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định."

Như vậy, trong trường hợp nếu sử dụng điện thoại di động trong cây xăng khi có biển cấm sử dụng điện thoại di động mà gây cháy nổ thiệt hại đến tài sản của người khác sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 590 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Như vậy, đối với trường hợp sử dụng điện thoại di động trong cây xăng mà gây cháy nổ thiệt hại đến sức khỏe của người khác có thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm. Mức phạt căn cứ theo quy định pháp luật như trên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ Luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

"Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Như vậy, theo quy định trên thì nếu như sử dụng điện thoại di động trong cây xăng mà gây thiệt hại trong tính mạng xâm phạm sẽ bị phạt theo quy định như trên.

Sử dụng điện thoại di động trong cây xăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sử dụng điện thoại khi đổ xăng có bị xử lý hay không? Nếu bị xử lý thì hình thức xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sử dụng điện thoại di động trong cây xăng
11,460 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng điện thoại di động trong cây xăng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào