Sở Tư pháp Thanh Hóa có địa chỉ ở đâu? Sở Tư pháp Thanh Hóa có nhiệm vụ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa những văn bản nào?
Sở Tư pháp Thanh Hóa có địa chỉ ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 28/2022/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa quy định như sau:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
1. Vị trí và chức năng.
1.1. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư pháp khác và dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật.
1.2. Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban nhân dân tỉnh theo thẩm quyền; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
...
Theo đó, Sở Tư pháp Thanh Hóa là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý nhà nước về nhưng nội dung trên.
Thông tin liên hệ của Sở Tư pháp Thanh Hóa:
- Địa chỉ: 34 Đại lộ Lê Lợi, Phường Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa;
- Đường dây nóng: 02373751584;
- Email:stp@thanhhoa.gov.vn
Sở Tư pháp Thanh Hóa (Hình từ Internet)
Sở Tư pháp Thanh Hóa có nhiệm vụ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa những văn bản nào?
Sở Tư pháp Thanh Hóa có nhiệm vụ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa những vấn đề được quy định tại điểm 2.1, 2.2 khoản 2 Điều 1 Quyết định 28/2022/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa như sau:
(1) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;
- Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;
- Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp, dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở theo quy định pháp luật.
(2) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở;
- Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác tư pháp ở địa phương.
Lãnh đạo Sở Tư pháp Thanh Hóa gồm những ai?
Lãnh đạo Sở Tư pháp Thanh Hóa được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 28/2022/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa như sau:
Lãnh đạo Sở: Sở Tư pháp có Giám đốc sở và các Phó Giám đốc sở; số lượng Phó Giám đốc sở thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Giám đốc sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phó Giám đốc sở giúp Giám đốc sở thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy nhiệm thay Giám đốc sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc sở và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?