Số tiền bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định căn cứ vào đâu?
- Giá trị thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định như thế nào?
- Số tiền bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định căn cứ vào đâu?
- Có phải quyết định lại số tiền bồi thường thiệt hại mà phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi mức độ vi phạm đã kết luận trước đó không?
Giá trị thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về xác định giá trị thiệt hại và số tiền bồi thường thiệt hại như sau:
Xác định giá trị thiệt hại và số tiền bồi thường thiệt hại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải tiến hành xác minh sơ bộ đánh giá giá trị thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước vi phạm gây lãng phí thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan quản lý trực tiếp có trách nhiệm tổ chức tiến hành xác minh sơ bộ giá trị thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2. Xác định giá trị thiệt hại:
a) Thiệt hại là tài sản thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại) trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra thiệt hại;
b) Thiệt hại là tiền, giấy tờ có giá hoặc các tài sản khác dưới dạng tiền tệ, tài chính thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định bằng số tiền thực tế bị thiệt hại;
c) Các thiệt hại khác xác định trên cơ sở chênh lệch tính thành tiền giữa định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt với thực tế thực hiện và chi phí khắc phục hậu quả (nếu có).
...
Theo đó, thiệt hại là tài sản thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại) trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra thiệt hại.
Thiệt hại là tiền, giấy tờ có giá hoặc các tài sản khác dưới dạng tiền tệ, tài chính thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định bằng số tiền thực tế bị thiệt hại;
Các thiệt hại khác xác định trên cơ sở chênh lệch tính thành tiền giữa định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt với thực tế thực hiện và chi phí khắc phục hậu quả (nếu có).
Số tiền bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Số tiền bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xác định căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về xác định giá trị thiệt hại và số tiền bồi thường thiệt hại như sau:
Xác định giá trị thiệt hại và số tiền bồi thường thiệt hại
...
3. Số tiền bồi thường thiệt hại được thực hiện bằng đồng tiền Việt Nam và xác định căn cứ vào:
a) Bản tường trình trách nhiệm của người có hành vi gây lãng phí;
b) Kiến nghị của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Như vậy, số tiền bồi thường thiệt hại được thực hiện bằng đồng tiền Việt Nam và xác định căn cứ vào:
- Bản tường trình trách nhiệm của người có hành vi gây lãng phí;
- Kiến nghị của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Có phải quyết định lại số tiền bồi thường thiệt hại mà phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi mức độ vi phạm đã kết luận trước đó không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về ra quyết định về bồi thường thiệt hại như sau:
Ra quyết định về bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp có thành lập Hội đồng thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng, người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp không thành lập Hội đồng thì trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm gây lãng phí, người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp sau khi đã ra quyết định về bồi thường thiệt hại mà phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi lỗi, mức độ vi phạm và số tiền bồi thường thiệt hại đã kết luận trước đó thì tổng thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện những tình tiết mới, người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức họp lại Hội đồng để xem xét, quyết định lại số tiền bồi thường hoặc xem xét, quyết định lại số tiền bồi thường thiệt hại theo thẩm quyền.
...
Theo đó, trường hợp sau khi đã ra quyết định về bồi thường thiệt hại mà phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi lỗi, mức độ vi phạm và số tiền bồi thường thiệt hại đã kết luận trước đó thì tổng thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện những tình tiết mới, người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức họp lại Hội đồng để xem xét, quyết định lại số tiền bồi thường hoặc xem xét, quyết định lại số tiền bồi thường thiệt hại theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?