Số lượng đèn chiếu sáng sự cố phải lắp đặt để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy có phụ thuộc vào diện tích của tòa nhà hay không?
- Phương tiện phòng cháy chữa cháy bao gồm những loại nào?
- Những vị trí nào cần phải được lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố theo Tiêu chuẩn của pháp luật?
- Nguồn điện dự phòng của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố phải đảm bảo cho đèn hoạt động được trong bao nhiêu giờ?
- Số lượng đèn chiếu sáng sự cố phải lắp đặt để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy có phụ thuộc vào diện tích của tòa nhà hay không?
Phương tiện phòng cháy chữa cháy bao gồm những loại nào?
Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định về phương tiện phòng cháy chữa cháy như sau:
"4 Qui định chung
...
4.2 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:
- Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;
- Hệ thống báo cháy tự động;
- Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
- Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;
- Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;
- Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;
- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;
- Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;
- Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay ...
- Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí"
Theo đó, các phương tiện được nêu tại Tiêu chuẩn trên thuộc phương tiện dùng trong phòng cháy chữa cháy.
Những vị trí nào cần phải được lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố theo Tiêu chuẩn của pháp luật?
Theo tiết 10.1.4 tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng. quy định về những khu vực phải được lắp đèn chiếu sáng sự cố như sau:
"10 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói
...
10.1.4 Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị trên lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau:
a) Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người;
b) Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người;
c) Theo các lối đi chính và cửa ra của các gian phòng sản xuất, trong đó số người làm việc lớn hơn 50 người;
d) Ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng;
đ) Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công nghiệp, nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người;
e) Ở các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.
..."
Như vậy, một số khu vực phải được lắp hệ thống đèn chiếu sáng sự cố bao gồm:
- Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người;
- Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người;
- Theo các lối đi chính và cửa ra của các gian phòng sản xuất, trong đó số người làm việc lớn hơn 50 người;
- Ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng;
- Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công nghiệp, nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người;
- Ở các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.
Những vị trí nào cần phải được lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố (Hình từ Internet)
Nguồn điện dự phòng của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố phải đảm bảo cho đèn hoạt động được trong bao nhiêu giờ?
Theo tiết 10.1.5 tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng. quy định nguồn điện dự phòng của đèn chiếu sáng sự cố như sau:
"10 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói
...
10.1.5 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.
Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường thoát nạn đo được không nhỏ hơn 1 lux.
Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).
..."
Như vậy, nguồn điện dự phòng của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố phải đảm bảo cho đèn có thời gian hoạt động tối thiếu là 2 giờ.
Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường thoát nạn đo được không nhỏ hơn 1 lux.
Số lượng đèn chiếu sáng sự cố phải lắp đặt để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy có phụ thuộc vào diện tích của tòa nhà hay không?
Theo tiết 10.1.6 tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định về việc lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố như sau:
"10 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói
...
10.1.6 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m."
Như vậy không có quy định diện tích bao nhiêu thì phải bố trí tương ứng bao nhiêu đèn chiếu sáng sự cố.
Mà doanh nghiệp thực hiện lắp đặt, bố trí tại các cửa ra vào, hàng lang. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng không lớn hơn 30m (có thể hiểu là cứ 30m thì bố trí 01 đèn chiếu sáng sự cố).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?