Số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng Hành chính Tổng hợp thuộc Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh là bao nhiêu?
Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có phải đơn vị sự nghiệp công lập hay không?
Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có phải đơn vị sự nghiệp công lập hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Chức năng
1. Trung tâm Văn hóa là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao (sau đây gọi là Sở) có chức năng: tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các nhiệm vụ khác của địa phương; thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và phục vụ quản lý nhà nước.
2. Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, trụ sở theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao.
– Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có chức năng: tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các nhiệm vụ khác của địa phương; thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và phục vụ quản lý nhà nước.
– Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, trụ sở theo quy định của pháp luật.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng Hành chính Tổng hợp thuộc Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc theo quy định; Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
2. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ:
Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có phòng Hành chính, Tổng hợp và các phòng, đoàn, đội (sau đây gọi chung là phòng) để triển khai thực hiện công việc theo các nhóm nhiệm vụ sau: nghiệp vụ văn hóa; cổ động trực quan, triển lãm; tuyên truyền lưu động; nghệ thuật biểu diễn (trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật); chiếu phim (trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực điện ảnh); nhiệm vụ chuyên môn khác.
3. Việc thành lập phòng và số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng Hành chính Tổng hợp thuộc Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Tự chủ về tổ chức bộ máy
…
3. Về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập
a) Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: số lượng cấp phó thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng;
c) Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Như vậy, đối với số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng Hành chính Tổng hợp thuộc Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BVHTTDL quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh như sau:
(1) Nhiệm vụ, quyền hạn về phục vụ quản lý nhà nước:
– Xây dựng kế hoạch công tác; định mức hoạt động (tuyên truyền lưu động, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động khác); nhiệm vụ đột xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện hàng năm hoặc giai đoạn;
– Tổ chức; tập huấn, bồi dưỡng; sáng tác; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền lưu động, triển lãm, cổ động trực quan, câu lạc bộ, nhóm sở thích và các hình thức hoạt động khác;
– Phổ biến các tác phẩm văn hóa nghệ thuật; xây dựng, thực hiện các mô hình hoạt động mẫu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ;
– Khai thác, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể trong cộng đồng;
– Kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo trách nhiệm được phân công;
– Thực hiện công tác phối hợp với các ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai nhiệm vụ phát triển hệ thống thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài địa phương.
(2) Nhiệm vụ, quyền hạn về cung cấp dịch vụ sự nghiệp công:
– Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu:
Tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ; hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng; tuyên truyền lưu động; cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị; các dịch vụ sự nghiệp công khác được cấp có thẩm quyền ban hành.
– Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực văn hóa:
Tổ chức các dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền, triển lãm, quảng cáo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
– Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí theo quy định của pháp luật.
(3) Nhiệm vụ, quyền hạn khác:
– Hợp tác, giao lưu, trao đổi nghiệp vụ với các đơn vị có liên quan trong nước và quốc tế;
– Quản lý tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định;
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cơ quan có thẩm quyền giao hoặc theo quy định của pháp luật.
(4) Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh có thể thực hiện bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Phục vụ các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn;
– Các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực điện ảnh:
+ Hợp tác, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực điện ảnh; phát hành, phổ biến phim và các hoạt động dịch vụ giải trí điện ảnh, tổ chức tuyên truyền, chiếu phim phục vụ các sự kiện, nhiệm vụ chính trị của đất nước và địa phương; phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần về lĩnh vực điện ảnh cho nhân dân; phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, thẩm định việc thực hiện các quy định về kinh doanh, chất lượng nội dung đĩa hình, phim, xuất bản phẩm và các hoạt động điện ảnh của địa phương;
+ Tổ chức các hoạt động chiếu phim lưu động và tại rạp; sản xuất, phát hành và phổ biến băng đĩa phim, phóng sự - tài liệu, video, clip, dịch và lồng tiếng, thuyết minh phim dân tộc, các thể loại khác thuộc lĩnh vực Điện ảnh;
+ Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các tuần phim, đợt phim kỷ niệm các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của đất nước; tham gia tổ chức các sự kiện điện ảnh quốc tế tại địa phương;
– Các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn:
Tổ chức sáng tác, dàn dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc và quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
– Đối với các địa phương tổ chức sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực điện ảnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo điểm a, b khoản này, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo điểm a, c khoản này và các dịch vụ sự nghiệp công khác được cấp có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bao lâu theo quy định hiện nay?
- Phiên hòa giải tranh chấp giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của SGDCK Việt Nam hoãn trong trường hợp nào? Thời gian hoãn phiên hòa giải?
- Giá khởi điểm có phải là giá thấp nhất của tài sản không? Giá khởi điểm tài sản thuộc sở hữu của cá nhân xác định như thế nào?
- Kinh doanh công cụ hỗ trợ gồm những gì? Cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có phải bảo đảm an ninh trật tự không?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục xem xét cho vay trực tiếp khi nào?