Số học sinh trường chuyên trung học phổ thông trên lớp là bao nhiêu? Trường chuyên trung học phổ thông sẽ có các lớp chuyên nào?
Số học sinh trường chuyên trung học phổ thông trên lớp là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 15/04/2023) quy định như sau:
Lớp học trong trường chuyên
1. Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên).
2. Không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.
3. Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.
4. Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trường chuyên quyết định số môn học được tổ chức lớp chuyên (sau đây gọi là môn chuyên) và số lớp chuyên đối với từng môn chuyên.
Theo đó, số học sinh trường chuyên trung học phổ thông trên lớp là 35 học sinh.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 15/04/2023) như sau:
Lớp trong trường chuyên
1. Trường chuyên có thể có các lớp chuyên sau: Chuyên Toán, chuyên Tin học, chuyên Vật lí, chuyên Hóa học, chuyên Sinh học, chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lí, chuyên theo các Ngoại ngữ; ngoài các lớp chuyên, có thể có các lớp theo lĩnh vực chuyên và các lớp không chuyên.
2. Số học sinh/lớp của trường chuyên:
a) Lớp chuyên và lớp theo lĩnh vực chuyên: Không quá 35 học sinh/lớp;
b) Lớp không chuyên: Không quá 45 học sinh/lớp; đảm bảo số học sinh các lớp không chuyên không quá 20% tổng số học sinh của trường.
3. Trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quyết định:
a) Số lớp chuyên đối với từng môn chuyên;
b) Số lớp theo lĩnh vực chuyên;
c) Số lớp không chuyên.
Trường chuyên trung học phổ thông (hình từ internet)
Trường chuyên trung học phổ thông sẽ có các lớp chuyên nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 15/04/2023) quy định như sau:
Lớp học trong trường chuyên
1. Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (sau đây gọi chung là lớp chuyên).
...
Theo đó, quy định trường chuyên được tổ chức theo môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học.
Trước đây, tại khoản 1 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 15/04/2023) như sau:
Lớp trong trường chuyên
1. Trường chuyên có thể có các lớp chuyên sau: Chuyên Toán, chuyên Tin học, chuyên Vật lí, chuyên Hóa học, chuyên Sinh học, chuyên Ngữ văn, chuyên Lịch sử, chuyên Địa lí, chuyên theo các Ngoại ngữ; ngoài các lớp chuyên, có thể có các lớp theo lĩnh vực chuyên và các lớp không chuyên.
...
Trường chuyên trung học phổ thông thì tổ chuyên môn sẽ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 15/04/2023) quy định như sau:
Tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn của trường chuyên được thành lập, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và có thêm các nhiệm vụ sau:
1. Phát triển chương trình, xây dựng tài liệu dạy học môn chuyên theo chương trình giáo dục nâng cao đối với môn chuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá tiên tiến vào dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
2. Tham mưu hiệu trưởng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong nước, nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý.
3. Tổ chức nghiên cứu khoa học, tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học; hỗ trợ giáo viên nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
4. Xây dựng đội ngũ giáo viên của tổ chuyên môn làm nòng cốt cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường và của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Tổ chức việc bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong tổ.
6. Theo dõi quá trình học tập và làm việc của cựu học sinh.
7. Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 01 (một) lần sinh hoạt chuyên môn có mời giáo viên của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác tham dự nhằm chia sẻ những giải pháp, kết quả thực hiện của tổ chuyên môn trong việc nghiên cứu vận dụng hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá tiên tiến trong nước và quốc tế.
Như vậy, theo quy định trên thì đây là các nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của tổ chuyên môn trong trường chuyên trung học phổ thông.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 15/04/2023) như sau:
Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn của trường chuyên được thành lập và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên; nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá tiên tiến vào giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh;
b) Phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; bồi dưỡng học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và các cuộc thi về năng khiếu khác liên quan đến chuyên môn của tổ;
c) Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm và hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học;
d) Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của tổ, nhóm chuyên môn làm nòng cốt cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường;
đ) Tổ chức việc bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong tổ.
2. Ngoài tổ chuyên môn đã quy định tại Điều lệ trường trung học, hiệu trưởng trường chuyên có thể thành lập bộ phận quản lý công tác nghiên cứu khoa học. Bộ phận quản lý công tác nghiên cứu khoa học có nhiệm vụ:
a) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học hàng năm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật của học sinh;
b) Hỗ trợ giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học, sáng tạo kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?