Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được quyền làm trung gian hòa giải khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán không?
- Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm những đối tượng nào?
- Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ gì?
- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được quyền làm trung gian hòa giải khi phát sinh tranh chấp giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán không?
Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm những đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 47 Luật Chứng khoán 2019 thì thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:
- Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
- Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.
Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 47 Luật Chứng khoán 2019 thì thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
+ Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
+ Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
+ Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
+ Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
- Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và hoạt động công bố thông tin theo quy định tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
+ Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
+ Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp cần thiết;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được quyền làm trung gian hòa giải khi phát sinh tranh chấp giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán không?
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 thì Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
- Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
- Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán;
- Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
- Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
- Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Cung cấp dịch vụ đấu giá, đấu thầu; dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;
- Kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin liên quan đến thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch để phục vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và có yêu cầu của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được làm trung gian hòa giải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?