Số định danh cá nhân được dùng để làm gì? Những trường hợp nào công dân được xác lập lại số định danh cá nhân?
Những trường hợp nào công dân được xác lập lại số định danh cá nhân?
Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam. (Theo khoản 1 Điều 12 Luật Căn cước 2023)
Công dân Việt Nam có quyền được xác lập số định danh cá nhân của công dân Việt Nam, được cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, được xác nhận thông tin về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 70/2024/NĐ-CP về các trường hợp hủy, xác lập lại số định danh cá nhân như sau:
Xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam
...
7. Các trường hợp hủy, xác lập lại số định danh cá nhân
a) Được xác định lại giới tính, cải chính hộ tịch do có sai sót về năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch và pháp luật khác có liên quan;
b) Có sai sót về thông tin nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân khi thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Cơ quan quản lý căn cước phát hiện, xử lý đối với hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả, cung cấp thông tin, tài liệu giả để được thu thập, cập nhật thông tin dân cư, cấp chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước;
d) Cơ quan đăng ký hộ tịch thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh cấp trái quy định của pháp luật.
8. Việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều này được thực hiện theo nhu cầu của công dân. Trường hợp công dân không có nhu cầu hủy, xác lập lại số định danh cá nhân thì tiếp tục sử dụng số định danh cá nhân đang sử dụng.
...
Như vậy, công dân được xác lập lại số định danh cá nhân trong các trường hợp sau:
(1) Được xác định lại giới tính, cải chính hộ tịch do có sai sót về năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch và pháp luật khác có liên quan;
(2) Có sai sót về thông tin nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân khi thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
(3) Cơ quan quản lý căn cước phát hiện, xử lý đối với hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả, cung cấp thông tin, tài liệu giả để được thu thập, cập nhật thông tin dân cư, cấp chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước;
(4) Cơ quan đăng ký hộ tịch thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh cấp trái quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc xác lập lại số định danh cá nhân đối với trường hợp (1) và (2) được thực hiện theo nhu cầu của công dân. Trường hợp công dân không có nhu cầu hủy, xác lập lại số định danh cá nhân thì tiếp tục sử dụng số định danh cá nhân đang sử dụng.
Số định danh cá nhân được dùng để làm gì? Những trường hợp nào công dân được xác lập lại số định danh cá nhân? (Hình từ Internet)
Số định danh cá nhân được dùng để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Căn cước 2023 như sau:
Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam
...
2. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
4. Chính phủ quy định việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam.
Theo đó, số định danh cá nhân của công dân Việt Nam được dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
Những thông tin nào được thu thập để xác lập số định danh cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì để xác lập số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam cần phải thu thập các thông tin sau đây :
(1) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
(2) Ngày, tháng, năm sinh;
(3) Giới tính;
(4) Nơi đăng ký khai sinh;
(5) Nơi sinh;
(6) Quê quán;
(7) Dân tộc;
(8) Quốc tịch;
(9) Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có); trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?