Số điện thoại Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em là gì? 04 chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2022?

Cho hỏi tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em là số nào? Có những chính sách hỗ trợ nào đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2022? - Câu hỏi của anh Hưng đến từ Thanh Hóa.

Số điện thoại Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em là gì? Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em có các nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em như sau:

Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.
3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.
4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.
5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.
8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.

Như vậy, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em) thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tiếp nhận thông tin, bảo vệ trẻ em, hỗ trợ, tư vấn các vấn đề liên quan đến trẻ em và các vấn đề khác được đề cập theo quy định trên.

Hiện nay, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em có đường dây nóng là 111 (do Cục trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý).

Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em có các nhiệm vụ gì? Thời gian hoạt động của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em như thế nào?

Số điện thoại Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em là gì? 04 chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2022? (Hình từ internet)

Thời gian hoạt động của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em?

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em, điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em như sau:

Điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
2. Được sử dụng số điện thoại ngắn 03 số, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
3. Được tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được quảng bá số điện thoại và các dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.

04 chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em như sau:

* Chính sách chăm sóc sức khỏe

- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.

* Chính sách trợ giúp xã hội

- Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp, trợ giúp khác cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội.

- Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

* Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

* Chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật trẻ em.

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tuân thủ nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em quy định tại Điều 5 Luật trẻ em 2016 và các yêu cầu bảo vệ trẻ em quy định tại Điều 47 Luật trẻ em 2016.

- Độ tuổi, định mức, thời hạn, phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong pháp luật về các lĩnh vực có liên quan phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Pháp luật
Trẻ em là từ bao nhiêu tuổi? Trẻ em được chăm sóc và bảo vệ thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV bị cha mẹ bỏ rơi có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào?
Pháp luật
Khi trẻ em có nguy cơ bị tổn thương được áp dụng biện pháp phòng ngừa sẽ bao gồm những biện pháp nào?
Pháp luật
Thời hạn tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em là bao lâu?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được áp dụng biện pháp can thiệp khẩn cấp khi trẻ em được xác định có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng hay không?
Pháp luật
Gia đình thuộc diện hộ nghèo được thì trẻ đi học mẫu giáo có được hỗ trợ tiền ăn trưa hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em
8,801 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào