Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không?
Căn cứ theo Điều 77 Luật trẻ em 2016 thì tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngoài ra,Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ còn có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em sẽ có một số nhiệm vụ sau đây:
(1) Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổ chức để trẻ em được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
(2) Thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em;
(3) Chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
(4) Theo dõi việc giải quyết và phản hồi cho trẻ em về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị;
(5) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;
(6) Hằng năm, tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em phải báo cáo Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em.
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền? (Hình từ Internet)
Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các tổ chức nào ngoài tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật trẻ em 2016 (sửa đổi bởi bởi khoản 5 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) thì các vấn đề sau đây về trẻ em sẽ bao gồm các vấn đề sau:
(1) Xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
(2) Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
(3) Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;
(4) Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình.
Dựa theo khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em 2016 thì ngoài tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em, trẻ em có thể tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các tổ chức sau:
- Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Tổ chức xã hội,
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em.
Bên cạnh đó, trẻ em còn có thể tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các hình thức sau:
- Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện;
- Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em;
- Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức thông tin khác.
Trẻ em có tổng cộng bao nhiêu quyền theo quy định của Luật trẻ em?
Căn cứ theo Luật trẻ em 2016 thì hiện nay trẻ em có tổng cộng 23 quyền. Cụ thể là những quyền sau:
- Quyền sống (Điều 12 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 13 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 14 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 15 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu (Điều 16 Luật trẻ em 2016);
- Quyền vui chơi, giải trí (Điều 17 Luật trẻ em 2016);
- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc (Điều 18 Luật trẻ em 2016);
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 19 Luật trẻ em 2016);
- Quyền về tài sản (Điều 20 Luật trẻ em 2016);
- Quyền bí mật đời sống riêng tư (Điều 21 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được sống chung với cha, mẹ (Điều 22 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ (Điều 23 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi (Điều 24 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục (Điều 25 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động (Điều 26 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc (Điều 27 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt (Điều 28 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy (Điều 29 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính (Điều 30 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang (Điều 31 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 32 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội (Điều 33 Luật trẻ em 2016);
- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp (Điều 34 Luật trẻ em 2016);
Lưu ý: Ngoài 23 quyền vừa nêu trên thì đối với đối tượng trẻ khuyết tật và trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn sẽ có thêm một quyền dành riê cho mình:
- Quyền của trẻ em khuyết tật (Điều 35 Luật trẻ em 2016):
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn (Điều 36 Luật trẻ em 2016):
Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?