Số chủ đạo theo thần số học là gì? Cách tính số chủ đạo? Xem thần số học là tín ngưỡng hay mê tín?
Số chủ đạo theo thần số học là gì? Cách tính số chủ đạo theo thần số học?
Con số chủ đạo (hay còn gọi là chỉ số đường đời) là con số quan trọng nhất trong thần số học. Đây là con số đầu tiên mà các chuyên gia sẽ xem xét để khám phá bản chất của bạn, cùng với những lựa chọn và con đường sống mà bạn đã chọn. Con số đường đời hé lộ về hành trình cuộc sống của bạn, những bài học bạn cần trải qua, và còn chỉ ra mục đích sống mà bạn đang tìm kiếm trong cuộc đời này.
Mỗi người đều có một con số chủ đạo, được tính dựa trên ngày, tháng, năm sinh của mình. Cách tính đơn giản nhất là cộng tất cả các chữ số trong ngày sinh dương lịch và rút gọn chúng để ra một con số có một chữ số (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt là 10, 11 và 22).
Để tính con số chủ đạo của mình, bạn có thể tham khảo cách tình theo các bước sau:
Ghi lại ngày, tháng, năm sinh của bạn theo thứ tự ngày - tháng - năm trên một tờ giấy.
Cộng tất cả các chữ số trong ngày, tháng và năm sinh của bạn lại với nhau. Tiếp tục cộng cho đến khi tổng số các chữ số rút gọn về một con số nằm trong khoảng từ 2 đến 11. Ví dụ: Nếu bạn sinh ngày 03 tháng 01 năm 2002, bạn sẽ tính như sau: 0 + 3 + 0 + 1 + 2 + 0 + 0 + 2 = 8. Vậy con số chủ đạo của bạn là 8.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, nếu tổng của bạn là 22, bạn không rút gọn nó mà giữ nguyên là 22, vì đây là một con số đặc biệt, tương ứng với số 4 trong các hệ thống khác. Thêm vào đó, theo trường phái Pythagoras, con số chủ đạo không bao giờ là 1, do đó, các con số chủ đạo sẽ bắt đầu từ 2 và có thể lên tới 11.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Số chủ đạo theo thần số học là gì? Cách tính số chủ đạo? Xem thần số học là tín ngưỡng hay mê tín? (Hình từ Internet)
Xem thần số học là tín ngưỡng hay mê tín dị đoan?
Xem thần số học là tín ngưỡng đúng không?
Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Theo đó, mọi người có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo theo quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tuy nhiên, không vi phạm điều cấm của pháp luật.
Dựa theo quy định trên, xem thần số học không được xem là tín ngưỡng, bởi xem thần số học không phải là lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống. Đồng thời, xem thần số học cũng không là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Xem thần số học có phải mê tín dị đoan?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
…
Theo đó, nếu hành động xem thần số học gây ra những tác động tiêu cực đến nhận thức, làm lệch lạc tự nhiên và dẫn đến những hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng như: ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài sản, thời gian hay tính mạng thì đó sẽ được coi là mê tín dị đoan.
Như vậy, có thể thấy rằng, hành vi xem thần số học có thể bị coi là mê tín dị đoan hay không phụ thuộc vào mục đích và cách thức thực hiện. Nếu là mê tín dị đoan, hành vi này sẽ là vi phạm pháp luật.
Hành nghề mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người hành nghề mê tín dị đoan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan với khung hình phạt như sau:
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Làm chết người;
- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?