Sẽ trồng rừng thay thế cùng tiến độ với việc xây dựng hồ Ka Pét tỉnh Bình Thuận được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đúng không?
Nghị quyết Quốc hội quyết định chủ trương dự án đầu tư Hồ chứa nước Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận?
Trước đó, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư ngày 26/11/2019 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đối với dự án hồ chứa nước Ka Pét có dung tích 51 triệu m3, nằm trên địa bàn xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận).
Tháng 6/2023, tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XV, theo Nghị quyết 101/2023/QH15, Quốc Hội quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét.
Nâng tổng mức đầu tư dự án lên hơn 874 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương là 519,927 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 354,162 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2025.
Về mục tiêu, dự án phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận, tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du, nhất là đoạn qua TP Phan Thiết.
Sẽ trồng rừng thay thế cùng tiến độ với việc xây dựng hồ Ka Pét tỉnh Bình Thuận được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đúng không? (Hình từ Internet)
UBND tỉnh Bình Thuận sẽ triển khai trồng rừng thay thế đồng bộ với tiến độ xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét?
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Tỉnh Bình Thuận, sau khi được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét. UBND tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện các bước tiếp theo để đẩy nhanh tiến độ dự án này.
Theo UBND Tỉnh Bình Thuận, qua báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, hồ chứa nước Ka Pét nằm trong vùng nhiều nắng, gió và là khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa thấp, cần thiết phải có hồ để tích nước dự trữ; việc xây dựng hồ chứa nước Ka Pét chỉ tác động chủ yếu đến hệ thủy sinh và động thực vật trên cạn.
Hơn nữa, hồ Ka Pét không chỉ cấp nước cho khu tưới mà còn phục vụ hệ thống nối mạng thủy lợi bổ sung nguồn chủ động cho các công trình thủy lợi cho cả khu vực phía Nam tỉnh Bình Thuận.
Do đó, UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đợt 1 cho dự án hồ chứa nước Ka Pét với diện tích là 434,22 ha, cho 144,74ha rừng tự nhiên. Việc trồng rừng thay thế của dự án được thực hiện trong diện tích quy hoạch rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú.
Đối với phần diện tích cần trồng rừng thay thế còn lại (1.410,32 ha), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đang rà soát để mở rộng thêm vị trí trồng rừng thay thế bổ sung, đảm bảo diện tích trồng rừng thay thế của dự án.
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án nào?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
Trong đó, căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như sau:
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Như vậy, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
(1) Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
- Nhà máy điện hạt nhân;
- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
(2) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
(3) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
(4) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?