Khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán quy mô dân số từ 50.000 người trở lên có đánh giá nhu cầu sử dụng đất không?
- Có đánh giá nhu cầu sử dụng đất khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán quy mô dân số từ 50.000 người trở lên?
- Ai có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên?
- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên nộp hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư ở đâu?
Có đánh giá nhu cầu sử dụng đất khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán quy mô dân số từ 50.000 người trở lên?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
…
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
…
Như vậy, cần phải đánh giá nhu cầu sử dụng đất khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên.
Có đánh giá nhu cầu sử dụng đất khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán quy mô dân số từ 50.000 người trở lên? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Đầu tư 2020 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án đầu tư sau:
- Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác
- Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên
- Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không
- Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I
- Dự án đầu tư chế biến dầu khí
- Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận dự án đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên.
Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên nộp hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư ở đâu?
Căn cứ theo quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại Điều 35 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.
6. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.
7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định đối với dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Như vậy, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để bán có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên nộp hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?