Sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi đối với nhà giáo phải không?
Sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi đối với nhà giáo phải không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023, quy định như sau:
Nhiệm vụ, giải pháp
1. Về hoàn thiện thể chế, chính sách
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong Danh mục kèm theo Nghị quyết.
- Khẩn trương hoàn thành việc ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2019 trong năm 2024.
- Ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
- Khẩn trương ban hành các chiến lược, quy hoạch thời kỳ 2021-2030 về phát triển giáo dục, đào tạo và các quy hoạch khác có liên quan.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về đổi mới phương thức và nội dung thi, kiểm tra theo hướng đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh. Ban hành phương ăn thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm 2023.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thực nghiệm, phê duyệt sách giáo khoa. Ban hành văn bản hướng dẫn việc in và phát hành tài liệu giáo dục địa phương.
- Sửa đổi quy định lựa chọn sách giáo khoa (Thông tư số 25/2020/TT- BGDĐT) theo hướng đề cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên, cơ sở giáo dục trong lựa chọn sách giáo khoa. Về lâu dài, cần tổ chức theo hướng học sinh có thể sử dụng bất kỳ sách giáo khoa nào được phép lưu hành trong mỗi tiết học. Quy định về cung ứng, phát hành sách giáo khoa theo hướng chủ yếu phát hành sách tại các nhà sách, cửa hàng sách.
- Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, định giá tối đa sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, tiết giảm chi phí trung gian, giảm tỷ lệ chiết khấu xuống mức hợp lý, phù hợp với tính chất, phương thức phát hành để giảm giá sách giáo khoa.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về khung vị trí việc làm, định mức số người làm việc tối thiểu (Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT) và lộ trình áp dụng tại các cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù ở từng vùng, miền, địa phương.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo phù hợp với chủ trương và lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước.
...
Theo đó, UBTVQH đưa ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện thể chế, chính sách là phải sửa đổi, bổ sung về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phù hợp với chủ trương và lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước.
Sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi đối với nhà giáo như thế nào? (Hình từ internet)
Lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW như thế nào?
Tại Nghị quyết 27/NQ-TW 2018 đưa ra lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
- Đối với khu vực công:
+ Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
+ Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
+ Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
- Đối với khu vực doanh nghiệp:
+ Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
+ Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Cơ cấu tiền lương mới đối với khu vực công ra sao?
Tại Nghị quyết 27/NQ-TW 2018 có đề cập đến nội dung như sau:
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, một trong những nội dung cải cách tiền lương là thiết kế cơ cấu tiền lương mới đối với khu vực công.
Theo đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?