Say rượu mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác về sức khỏe và tài sản có phải bồi thường không?
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với nhóm người say rượu gây ồn ào tại quán nhậu?
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh người khi say rượu gây thương tích cơ thể 7%?
- Uống rượu mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác về sức khỏe và tài sản có phải bồi thường không?
Xử phạt vi phạm hành chính đối với nhóm người say rượu gây ồn ào tại quán nhậu?
Đối với người say rượu thì có quy định xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
+ Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
+ Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
+ Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
+ Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
+ Đốt và thả “đèn trời”;
+ Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
+ Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
+ Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
+ Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, tại khoản 13 Điều này có quy định về hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này.
Theo đó, trong trường hợp của anh thì nếu như anh cùng những người bạn của mình say rượu có hành vi gây mất trật tự tại quán nhậu thì mỗi người sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, nếu có tang vật, phương tiện vi phạm thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung ở đây là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Người say rượu
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh người khi say rượu gây thương tích cơ thể 7%?
Theo Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, hành vi đánh người khi say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."
Do hành vi của anh C có dấu hiệu phạm tội đó là gây thương tích cơ thể cho chủ quán với tỷ lệ tổn thương là 7%, có tính côn đồ nên anh C có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, nếu người nào say rượu dẫn đến gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Uống rượu mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác về sức khỏe và tài sản có phải bồi thường không?
Theo đó, Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ về bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra:
- Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
- Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Như vậy, người do uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Bởi trước khi uống rượu, chắc chắn người đó phải ý thức được hậu quả của việc say rượu. Dù lỗi gây ra là vô ý hay cố ý thì việc sử dụng rượu, bia khiến bản thân mất khả năng nhận thức và thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Lúc này, người gây thiệt hại có thể phải bồi thường về tài sản, sức khỏe, tính mạng...
Đáng chú ý: Tại khoản 2 Điều 596 nêu trên cũng khẳng định, khi một người cố ý dùng rượu làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì người này phải bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?