Sau phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự thì Kiểm sát viên đã tham gia phiên tòa cần thực hiện các công việc gì?
Sau phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự thì Kiểm sát viên đã tham gia phiên tòa cần thực hiện các công việc gì?
Căn cứ theo Điều 47 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Hoạt động của Kiểm sát viên sau phiên tòa
Sau phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên đã tham gia phiên tòa phúc thẩm thực hiện các công việc sau đây:
1. Báo cáo, thông báo kết quả phiên tòa và rút kinh nghiệm; tuyên truyền kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử; kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm, tội phạm thực hiện theo các Điều 11, 12 và 13 Quy chế này;
2. Sao chụp bản án, quyết định phúc thẩm gửi Viện kiểm sát cấp trên. Việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm được thực hiện như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cùng cấp tới Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cùng cấp tới Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự);
c) Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gửi bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án quân sự cùng cấp tới Viện kiểm sát quân sự trung ương;
3. Đề xuất, kiến nghị việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có đủ căn cứ, điều kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
4. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại thì phải kiểm sát việc chuyển hồ sơ của Tòa án cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung.
Theo đó, sau phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì Kiểm sát viên đã tham gia phiên tòa cần thực hiện các công việc được quy định như trên.
Kiểm sát viên cần làm gì sau phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên thực hiện việc báo cáo kết quả phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Báo cáo, thông báo kết quả phiên tòa và rút kinh nghiệm
1. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay kết quả xét xử vụ án với lãnh đạo Viện kiểm sát. Báo cáo kết quả xét xử được gửi đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gửi thông báo kết quả xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi thông báo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm phải làm báo cáo kèm theo các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm.
3. Báo cáo kết quả phiên tòa được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
...
5. Việc gửi báo cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án. Việc gửi thông báo quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra văn bản thông báo.
Như vậy, Kiểm sát viên thực hiện việc báo cáo kết quả phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự như quy định trên.
Thông báo rút kinh nghiệm sau phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Báo cáo, thông báo kết quả phiên tòa và rút kinh nghiệm
...
4. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên phát hiện có vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng, thì thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục.
Thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung ương; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong toàn quốc; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát quân sự trung ương gửi Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gửi Viện kiểm sát quân sự khu vực.
...
Như vậy, việc thông báo rút kinh nghiệm sau phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện khi Viện kiểm sát cấp trên phát hiện có vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng, thì thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ đăng ký văn bản đi trong cơ quan tổ chức đảng mới nhất? Việc đăng ký văn bản đi của cơ quan tổ chức đảng bảo đảm điều gì?
- Thế nào là mua bán đất bằng giấy viết tay? Mua bán đất bằng giấy viết tay có hiệu lực pháp lý không?
- IDP là gì? Mẫu IDP mới nhất hiện nay? Cấp Giấy phép lái xe quốc tế được thực hiện theo thủ tục thế nào?
- Biên bản kiểm phiếu kỷ luật Đảng viên năm 2024? Mẫu biên bản kiểm phiếu biểu quyết đề nghị kỷ luật Đảng viên 2024?
- 23 11 hằng năm có ý nghĩa gì? Lời chúc ngày 23 11 ngắn gọn, ý nghĩa? Tháng 11 có những ngày đặc biệt gì?