Sau khi nghe người khiếu nại trình bày tại trụ sở Viện kiểm sát, người tiếp công dân cần xác định những nội dung gì?
- Sau khi nghe người khiếu nại trình bày tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân, người tiếp công dân xác định những nội dung gì?
- Người tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu gì do người khiếu nại cung cấp?
- Nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp công dân cần làm gì?
Sau khi nghe người khiếu nại trình bày tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân, người tiếp công dân xác định những nội dung gì?
Sau khi nghe người khiếu nại trình bày tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân, người tiếp công dân xác định những nội dung theo quy định tại Điều 11 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại
Sau khi nghe người khiếu nại trình bày, nghiên cứu sơ bộ nội dung khiếu nại, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan mà người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân xác định những nội dung sau:
1. Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;
2. Người bị khiếu nại là cá nhân hay cơ quan, tổ chức;
3. Nội dung khiếu nại và thẩm quyền giải quyết;
4. Đối tượng khiếu nại là quyết định hay hành vi;
5. Quá trình xem xét, giải quyết (nếu có): cơ quan đã giải quyết; kết quả giải quyết, hình thức văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền;
6. Yêu cầu của người khiếu nại;
7. Thời hạn, thời hiệu giải quyết liên quan đến nội dung khiếu nại.
Như vậy, sau khi nghe người khiếu nại trình bày, nghiên cứu sơ bộ nội dung khiếu nại, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan mà người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân xác định những nội dung sau:
- Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;
- Người bị khiếu nại là cá nhân hay cơ quan, tổ chức;
- Nội dung khiếu nại và thẩm quyền giải quyết;
- Đối tượng khiếu nại là quyết định hay hành vi;
- Quá trình xem xét, giải quyết (nếu có): cơ quan đã giải quyết; kết quả giải quyết, hình thức văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền;
- Yêu cầu của người khiếu nại;
- Thời hạn, thời hiệu giải quyết liên quan đến nội dung khiếu nại.
Viện kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu gì do người khiếu nại cung cấp?
Người tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu do người khiếu nại cung cấp theo Điều 12 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp
1. Khi người khiếu nại cung cấp các thông tin, tài liệu chứng cứ có liên quan đến khiếu nại như: quyết định bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), các thông tin, tài liệu, chứng cứ khác có liên quan thì người tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
2. Trong trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình, sau khi đối chiếu thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải viết “Giấy biên nhận” (người tiếp công dân chỉ nhận bản phô tô hoặc bản sao công chứng), theo Mẫu số 02 ban hành theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Quyết định 204).
Như vậy, khi người khiếu nại cung cấp các thông tin, tài liệu chứng cứ có liên quan đến khiếu nại như: quyết định bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có), các thông tin, tài liệu, chứng cứ khác có liên quan thì người tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp pháp của các thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
Trong trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình, sau khi đối chiếu thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải viết “Giấy biên nhận” (người tiếp công dân chỉ nhận bản phô tô hoặc bản sao công chứng), theo Mẫu số 02 ban hành theo Quyết định 204/QĐ-VKSTC năm 2017.
Nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp công dân cần làm gì?
Nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp công dân cần thựuc hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy định về quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 249/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại
..
3. Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, người tiếp công dân ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại và đề nghị người đại diện ký vào văn bản.
4. Sau khi kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ cần thiết và căn cứ vào đơn khiếu nại hoặc nội dung trình bày của người khiếu nại, những thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan mà người khiếu nại cung cấp, người tiếp công dân phải ghi thông tin vào sổ tiếp công dân và nhập thông tin vào phần mềm quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ngành.
Theo đó, trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, người tiếp công dân ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 và đề nghị người đại diện ký vào văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?