Sau khi ly hôn có cần cấp dưỡng đối với con nuôi hay không? Từ chối cấp dưỡng đối với con nuôi được không? Nếu không cấp dưỡng có bị xử phạt không?
Sau khi ly hôn, có cần cấp dưỡng đối với con nuôi hay không?
Theo quy định pháp luật về việc nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn căn cứ tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
(1) Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
(2) Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
(3) Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Bên cạnh đó về hệ quả của việc nuôi con nuôi căn cứ theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
- Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
- Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Vì vậy, sau khi ly hôn chị vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi theo những quy định trên.
Sau khi ly hôn có cần cấp dưỡng đối với con nuôi hay không?
Có được quyền từ chối cấp dưỡng đối với con nuôi không?
Về mức cấp dưỡng căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau :
(1) Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
(2) Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Vì vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng này không phân biệt con đẻ hay con nuôi. Trường hợp trên chị vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng khi đã nhận nuôi con nuôi.
Trừ trường hợp giữa chị và bé có một trong những căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
(1) Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
(2) Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
(3) Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
(4) Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.
Theo Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định các hành vi bị cấm:
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Nếu không thuộc một trong các căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi nêu trên thì chị sẽ không thể chấm dứt việc nuôi con nuôi và vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không trực tiếp nuôi con nuôi.
Nếu không cấp dưỡng cho con có bị xử phạt không?
Việc trốn tránh nghĩa vụ, không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, việc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
(2) Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Vậy nếu chị không cấp dưỡng cho con thì sẽ phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng theo quy định được nêu ở trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?