Sau khi lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ thi hành án thì trong thời hạn bao lâu Chấp hành viên phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ?
- Trên biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ thi hành án Chấp hành viên phải đảm bảo đầy đủ những nội dung nào?
- Sau khi lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ thi hành án thì trong thời hạn bao lâu Chấp hành viên phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ?
- Khi nhận lại tài sản, giấy tờ thi hành án bị tạm giữ thì cá nhân cần xuất trình những loại giấy tờ nào?
Trên biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ thi hành án Chấp hành viên phải đảm bảo đầy đủ những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ như sau:
Tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án
...
2. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
Tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền.
Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.
Tài sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự.
...
Theo đó, biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ thi hành án phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
Tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền.
Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng.
Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản.
Sau khi lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ thi hành án thì trong thời hạn bao lâu Chấp hành viên phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ?
Căn cứ khoản 2 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về thời hạn ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ như sau:
Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
...
2. Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải xác định rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ. Chấp hành viên phải giao quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cho đương sự hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng.
Trường hợp cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì Chấp hành viên yêu cầu giao tài sản, giấy tờ và lập biên bản về việc tạm giữ.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ. Biên bản, quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
...
Như vậy, sau khi đã lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ thi hành án thì trong thời hạn 24 giờ, Chấp hành viên phải ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ. Biên bản, quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Sau khi lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ thi hành án thì trong thời hạn bao lâu Chấp hành viên phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ? (Hình từ Internet)
Khi nhận lại tài sản, giấy tờ thi hành án bị tạm giữ thì cá nhân cần xuất trình những loại giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về các giấy tờ cần thiết khi nhận lại tài sản, giấy tờ thi hành án bị tạm giữ như sau:
Tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án
...
3. Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.
Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.
Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.
Từ quy định trên thì khi trả lại tài sản, giấy tờ thi hành án bị tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.
Đồng thời, Chấp hành viên cũng yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản.
Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản để xác nhận đã trả lại tài sản, giấy tờ thi hành án cho cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?