Sau khi khâu phục hồi tổn thương gân duỗi có phải theo dõi sức khỏe bệnh nhân không? Khâu phục hồi tổn thương gân duỗi chống chỉ định trong trường hợp nào?
Sau khi khâu phục hồi tổn thương gân duỗi có phải theo dõi sức khỏe bệnh nhân không?
Khâu phục hồi tổn thương gân duỗi là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI và Mục VII Quy trình kỹ thuật khâu phục hồi tổn thương gân duỗi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
KHÂU PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI
...
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Theo dõi tình trạng vết thương, đầu ngón tay
- Điều trị: Kháng sinh 5-7 ngày, giảm viêm
- Tập phục hồi sau mổ: sau 3 tuần bỏ nẹp tập PHCN
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng nhẹ thay băng vết thương
- Nhiễm trùng nặng làm sạch bỏ mảnh ghép
- Dính gân gấp nếu không tập PHCN, nếu muộn phải mổ gỡ dính
Theo đó, quy định trên nói rằng khâu phục hồi tổn thương gân duỗi thì phải thực hiện theo dõi và xử trí tai biến như sau:
+ Theo dõi tình trạng vết thương, đầu ngón tay
+ Điều trị: Kháng sinh 5-7 ngày, giảm viêm
+ Tập phục hồi sau mổ: sau 3 tuần bỏ nẹp tập PHCN
Xử trí tai biến nếu có như sau:
+ Nhiễm trùng: Nhiễm trùng nhẹ thay băng vết thương
+ Nhiễm trùng nặng làm sạch bỏ mảnh ghép
+ Dính gân gấp nếu không tập PHCN, nếu muộn phải mổ gỡ dính
Khâu phục hồi tổn thương gân duỗi (Hình từ Internet)
Khâu phục hồi tổn thương gân duỗi chống chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật khâu phục hồi tổn thương gân duỗi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
KHÂU PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI
...
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương bàn tay có tổn thương gân duỗi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi vết thương có tình trạng nhiễm trùng
...
Theo đó, việc khâu phục hồi tổn thương gân duỗi sẽ chống chỉ định đối với trường hợp: Khi vết thương có tình trạng nhiễm trùng.
Như vậy, nếu vết thương của bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng thì sẽ không thực hiện được việc khâu phục hồi tổn thương gân duỗi này.
Trong bước tiến hành khâu phục hồi tổn thương gân duỗi có cần phải gây mê người bệnh không?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật khâu phục hồi tổn thương gân duỗi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
KHÂU PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN DUỖI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh:
Thăm khám đầy đủ, hoàn chỉnh về hồ sơ và xét nghiêm. Chuẩn bị về tâm lý mổ hai thì cho người bệnh.
2. Người thực hiện:
Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và người phụ.
3. Phương tiện trang thiết bị
Bộ dụng cụ phẫu tích bàn tay
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:
- Vệ sinh bàn tay kỹ
- Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường.
- Rạch da chữ Z theo Bruner.
- Kỹ thuật khâu gân: Gân duỗi miệng nối khâu kiểu khâu vắt
- Khâu lại vết thương và đặt nẹp bột duỗi ngón, duỗi cổ bàn tay trong 3 tuần
...
Theo đó, Có thể thấy rằng trong quá trình khâu phục hồi tổn thương gân duỗi buộc phải sử dụng biện pháp vô cảm là gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.
Việc chuẩn bị và thực hiện quy trình kỹ thuật gồm các bước sau:
- Bước chuẩn bị đầu tiên:
+ Bước 1. Về người bệnh: phải thực hiện thăm khám đầy đủ, hoàn chỉnh về hồ sơ và xét nghiêm. Chuẩn bị về tâm lý mổ hai thì cho người bệnh.
+ Bước 2. Về người thực hiện: Phải là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và người phụ.
+ Bước 3. Về phương tiện trang thiết bị phải chuẩn bị bộ dụng cụ phẫu tích bàn tay
- Bước tiến hành phẫu thuật như sau:
+ Bước 1. Sử dụng biện pháp vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
+ Bước 2. Kỹ thuật:
++ Người thực hiện khâu phục hồi tổn thương gân duỗi phải vệ sinh bàn tay kỹ càng để tránh nhiễm trùng.
++ Người thực hiện khâu phục hồi tổn thương gân duỗi tiến hành Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường.
++ Người thực hiện khâu phục hồi tổn thương gân duỗi tiến hành rạch da chữ Z theo Bruner.
++ Người thực hiện khâu phục hồi tổn thương gân duỗi tiến hành sử dụng kỹ thuật khâu gân: Gân duỗi miệng nối khâu kiểu khâu vắt
++ Người thực hiện khâu phục hồi tổn thương gân duỗi tiến hành khâu lại vết thương và đặt nẹp bột duỗi ngón, duỗi cổ bàn tay trong 3 tuần
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?