Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm toán ở nước ngoài thì công chức cần nộp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho cơ quan, đơn vị nào?
- Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm toán ở nước ngoài thì công chức cần nộp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho cơ quan, đơn vị nào?
- Công chức sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán ở nước ngoài cần làm thủ tục tiếp nhận công tác trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Công chức có thể xin nghỉ việc không hưởng lương để tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm toán dài hạn ở nước ngoài không?
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm toán ở nước ngoài thì công chức cần nộp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho cơ quan, đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Quản lý công chức, viên chức trong thời gian cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Quy định chung
a) Công chức, viên chức phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về hành vi của mình trong thời gian đi học; thường xuyên giữ mối liên hệ với cơ quan, đơn vị và phải cung cấp cho cơ quan, đơn vị địa chỉ liên lạc của mình và cơ sở đào tạo; định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm (hoặc sau khi kết thúc một kỳ học, khóa học) phải báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và Thủ trưởng đơn vị về tiến độ, kết quả học tập và việc chấp hành các quy định của cơ sở đào tạo.
b) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm quản lý, theo dõi công chức, viên chức trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng; báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về tình hình học tập và việc chấp hành nội quy, quy chế học tập của công chức, viên chức.
c) Khi hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, công chức, viên chức phải nộp văn bằng, chứng chỉ (bản sao công chứng) về Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng đơn vị để lưu hồ sơ công chức, viên chức, làm các thủ tục tiếp nhận và bố trí công tác khi trở về.
...
Theo đó, sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm toán ở nước ngoài, công chức phải nộp văn bằng, chứng chỉ (bản sao công chứng) về Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng đơn vị để lưu hồ sơ công chức, viên chức, làm các thủ tục tiếp nhận và bố trí công tác khi trở về.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm toán ở nước ngoài thì công chức cần nộp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho cơ quan, đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Công chức sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán ở nước ngoài cần làm thủ tục tiếp nhận công tác trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về thời hạn thực hiện thủ tục tiếp nhận công tác như sau:
Quản lý công chức, viên chức trong thời gian cử đi đào tạo, bồi dưỡng
...
2. Công chức, viên chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
Ngoài các quy định chung tại Khoản 1, Điều 35 của Quy chế này, việc quản lý công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài phải thực hiện các quy định như sau:
a) Đối với công chức, viên chức được cử đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài, thời hạn trở về cơ quan để làm các thủ tục tiếp nhận và bố trí công tác là sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng.
b) Công chức, viên chức tự đăng ký dự tuyển các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài (không báo cáo Thủ trưởng đơn vị trước khi tham gia dự tuyển) thì không được xem xét cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu trúng tuyển. Trường hợp, công chức, viên chức báo cáo và được Thủ trưởng đơn vị đồng ý trước khi tham gia dự tuyển, nếu trúng tuyển khóa học với chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm hiện tại hoặc phù hợp với yêu cầu công tác của đơn vị thì Thủ trưởng đơn vị đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, đối với công chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm toán kiểm toán dài hạn ở nước ngoài thì thời hạn trở về cơ quan để làm các thủ tục tiếp nhận và bố trí công tác là sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Công chức có thể xin nghỉ việc không hưởng lương để tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm toán dài hạn ở nước ngoài không?
Căn cứ Điều 36 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về việc nghỉ việc không hưởng lương để đi tham gia bồi dưỡng như sau:
Công chức, viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Nghỉ không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng chỉ được xem xét giải quyết tối đa 02 tháng trong một năm, trường hợp đặc biệt do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn nghỉ.
2. Công chức, viên chức được cho nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khóa học, phải cam kết thực hiện các quy định của pháp luật, cơ sở đào tạo và phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
3. Công chức, viên chức xin nghỉ việc không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng phải làm đơn xin nghỉ và được Thủ trưởng quản lý trực tiếp xem xét; kiểm tra, xác nhận rõ nội dung, mục đích lý do xin nghỉ, đồng thời Thủ trưởng đơn vị có văn bản đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét phê duyệt. Thủ trưởng các Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp ra Quyết định và giải quyết chế độ nghỉ không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị quản lý sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo quy định thì công chức có thể xin nghỉ không hưởng lương để đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng chỉ được xem xét giải quyết tối đa 02 tháng trong một năm, trường hợp đặc biệt do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thời hạn nghỉ.
Như vậy, công chức không thể xin nghỉ việc không hưởng lương để tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm toán dài hạn ở nước ngoài được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?